Trò chơi vương quyền – Lịch sử cổ xưa
Tựa sách: Thế giới của Băng và Lửa (tựa gốc: The World of Ice & Fire)
Tác giả: George. R.R. Martin
Nhóm dịch: Bapstory.net
Những người Valyria đã học được một thứ đáng bị lên án từ những người Ghiscar: Chế độ nô lệ. Và kết quả là chính những người Ghiscar sau khi bị những người Valyria xâm lược đã trở thành những nô lệ đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải cuối cùng. Những ngọn núi đang cháy ngùn ngụt ở Mười bốn ngọn lửa rất giàu khoáng vật, và những người Valyria đã thèm khát nó từ lâu: đồng đỏ và thiếc dùng để tạo ra đồng thiếc cho những vũ khí và những công trình của họ; sau đó là sắt để luyện nên thép cho những thanh kiếm huyền thoại của họ; và luôn dùng vàng và bạc để trao đổi toàn bộ những thứ đó.
Những thứ làm từ thép Valyria rất nổi tiếng, và đó là kết quả từ việc sắt được xử lý nhiều lần để tạo độ cân bằng và loại bỏ những tạp chất, và sử dụng thần chú – hoặc ít nhất là nghệ thuật gì đó mà chúng ta không biết – để tạo ra sức mạnh siêu nhiên vào những tấm thép thành phẩm. Những nghệ thuật đó bây giờ đã bị thất truyền, mặc dù những thợ rèn tại Qohor xác nhận vẫn biết những phép thuật để tái hiện lại loại thép Valyria mà không mất đi sức mạnh và khả năng vượt trội trong việc giữ được độ sắc bén của chúng dù đã qua nhiều lần sử dụng. Những lưỡi kiếm từ thép Valyria hiện trên thế giới có thể tới hàng ngàn, nhưng ở Bảy Vương quốc chỉ có 227 vũ khí được làm từ thép Valyria theo như ghi chép trong Inventories của Archmaester Thurgood, một số đã bị thất lạc hoặc không xuất hiện trong suốt chiều dài của lịch sử.
Không một ai có thể nói bao nhiêu người đã chết, khi làm những công việc vô cùng nặng nhọc bên dưới những hầm mỏ của người Valyria, nhưng có lẽ con số đó lớn đến nỗi bất cứ ai cũng sẽ từ chối việc tiếp nhận thông tin đó. Khi Valyria lớn mạnh, nhu cầu về khoáng vật của nó cũng tăng theo, dẫn đến nhiều cuộc chinh phạt hơn để giữ hầm mỏ của họ luôn đầy nhóc những nô lệ. Những người Valyria tỏa đi khắp mọi hướng, đi thẳng về phía đông vượt ra ngoài các thành phố của người Ghiscar và phía tây đến tận bờ biển Essos xa xôi, nơi mà thậm chí người Ghiscar còn chưa bắt đầu tạo được ảnh hưởng đáng chú ý gì đến nơi đó.
Sự bùng lên dữ dội đầu tiên của đế chế mới này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với vùng Westeros và tương lai của Bảy Vương quốc. Khi Valyria tìm cách chinh phạt càng lúc càng nhiều những vùng đất và các tộc người, thì một số chủng tộc đã bỏ trốn để tìm kiếm sự an toàn, lánh đi trước cơn thủy triều của người Valyria.
Trên bờ biển của vùng Essos, những người Valyria đã xây dựng các thành phố, mà ngày nay chúng ta gọi là Thành phố Tự trị (Free Cities). Và nguồn gốc của chúng rất đa dạng.
Qohor và Norvos được thành lập theo sau những ly khai về tôn giáo. Những thành phố khác, như Old Volantis và Lys, trước nhất nó là những thuộc địa dựa trên mua bán, được thành lập bởi những thương nhân và những quý tộc giàu đó, những người đã mua lại quyền hợp pháp để tự mình cai trị và những thành phố này được xem như những “khách hàng” của Freehold hơn là chịu sự kiểm soát từ Freehold. Những thành phố này tự chọn ra những người đứng đầu hơn là nhận về những quan nhiếp chính được gửi đến từ Valyria (thường ngồi trên lưng rồng) để giám sát họ. Trong một vài những giai đoạn lịch sử, cũng đã xác nhận rằng Pentos và Lorath từng là những thành phố thuộc kiểu thứ ba, đã tồn tại trước khi những người Valyria tới và những người cai trị ở những thành phố này đã thể hiện lòng tôn kính dành cho Valyria và vì thế họ vẫn giữ được quyền cai trị tại thành phố của họ.
Ở những thành phố này, những gì xảy ra là một số lượng lớn những người mang dòng máu Valyria di cư đến từ Freehold, hoặc dùng những cuộc hôn nhân chính trị để ràng buộc tốt hơn những thành phố này với Valyria. Thế nhưng hầu hết những câu chuyện lịch sử được kể lại đều lấy từ nguồn ghi chép trong quyển sách Before the Dragons của Gessio Haratis. Theo đó, Haratis vốn là người đến từ Pentos, và lúc đó, Volantis đang đe dọa sẽ khôi phục đế chế Valyrian dưới sự kiểm soát của nó, vì thế ý định về một Pentos độc lập với những nguồn gốc vốn dĩ khác biệt với Valyria là một điều thích hợp và khôn ngoan nhất.
Tuy nhiên, rõ ràng Braavos là thành phố độc nhất trong số tất cả Những thành phố Tự trị (Free Cities), nó được thành lập không phải từ chủ ý của Freehold hay những cư dân của nó mà từ những người nô lệ. Theo như những câu chuyện của người Braavos, một hạm đội tàu hùng hậu của các chủ nô đã trở thành nạn nhận của một cuộc nổi dậy từ những nô lệ khi nó bị bại lộ về việc thu thập những cống phẩm bằng thịt người từ những vùng biển Mùa hè và biển Ngọc; sự thành công của cuôc bạo loạn rõ ràng là nhờ vào tình huống khi những người Valyria có khả năng đã sử dụng những nô lệ như những người chèo thuyền hoặc những thủy thủ và rồi những người này sau đó đã tham gia bạo loạn.
Giành quyền kiểm soát đội tàu nhưng nhận ra rằng không có nơi nào gần đó để ẩn mình khỏi Freehold, thay vào đó những nô lệ đã lựa chọn việc tìm kiếm những vùng đất cách xa khỏi Valyria và những thuộc địa của nó, và tự mình thành lập thành phố ở một vị trí bí ẩn. Truyền thuyết kể khi những ca sĩ ánh trăng (moonsingers) đã tiên tri rằng đội tàu phải di chuyển thật xa về hướng Bắc đến một tọa độ đã bị quên lãng của Essos – nơi có những bãi bồi, những vùng nước lợ và đầy sương mù. Ở đó, những nô lệ đã đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nên thành phố của họ.
Trong nhiều thế kỷ, người Braavos vẫn ẩn mình khỏi thế giới ở vùng nước lợ xa xôi của họ. Và thậm chí sau này khi nó tự mình hiện ra trước thế giới, Braavos vẫn tiếp tục được biết đến như Thành phố Bí ẩn (Secret City). Người Braavos vô cùng đa dạng: nhiều những chủng tộc, hàng trăm ngôn ngữ, và thờ hàng trăm vị thần. Tất cả bọn họ đều có điểm chung là ngôn ngữ trao đổi dùng chung của vùng Essos mà những người Valyria đã hình thành nên – và sự thật là họ bây giờ đã tự do khỏi nơi mà họ đã từng bị nô lệ. Những ca sĩ ánh trăng được vinh dự để dẫn dắt họ đến thành phố của họ, nhưng những người thông thái nhất trong những nô lệ tự do quyết định rằng, để kết nối mọi người với nhau, họ phải chấp nhận tất cả những vị thần mà những nô lệ mang theo bên người, và tất cả mọi vị thần đều bình đẳng.
Nhìn chung, cho đến nay những cái tên và những con số về những tộc người đã chết đi dưới sự chinh phạt của Valyria vẫn là một ẩn số đối với chúng ta. Nhưng gì mà người Valyria ghi chép về những cuộc chinh phạt của họ phần lớn đều bị phá hủy bởi sự kiện Tận thế, và sẽ có một vài ghi chép nếu có bất cứ tộc người nào kể lại về lịch sử của chính họ, về cách mà họ đã sống sót dưới sự thống trị của Freehold.
Một vài ở đây, như là người Rhoyne, có hành động chống lại cơn thủy triều của người Valyria kéo dài hàng thế kỷ, thậm chí là hàng thiên niên kỷ. Người Rhoyne, những người đã thành lập nên những thành phố vĩ đại dọc theo bờ sông Rhoyne, được kể rằng là những người đầu tiên học được nghệ thuật làm ra sắt. Cũng như, sự liên minh những thành phố mà sau này được gọi là Kingdom of Sarnor đã sống sót khỏi sự bành trướng của người Valyria nhờ vào vùng đồng bằng rộng lớn tách biệt nhau… chỉ khi vùng đồng bằng đó và có một tộc người đã kiểm soát nó – những kỵ sĩ trên lưng ngựa, Dothraki – và từ đó trở thành nguồn gốc của sự sụp đổ Sarnor sau sự kiện Tận thế.
Về lịch sử của Valyria như được biết ngày hôm nay, nhiều bản ghi chép được viết trong nhiều thế kỷ, và những chi tiết về những cuộc chinh phạt của họ, sự thuộc địa hóa của họ, sự thù hận của những lãnh chúa rồng, những vị thần họ thờ phụng và nhiều thứ nữa có thể lấp đầy những thư viện và vẫn chưa được hoàn thành. The Fires of the Freehold của Galendro được xem là những ghi chép đồ sộ về những câu chuyện lịch sử đáng tin cậy nhất của Valyria, và bản ghi chép lại của nó tại Citadel hiện vẫn thiếu tận hai mươi bảy cuộn giấy.
Và có những tộc người không phải là nô lệ nhưng không thể chịu đựng được sự thống trị của người Valyria nên đã bỏ trốn khỏi Valyria. Nhiều tộc người đã thất bại và bị lãng quên. Nhưng có một tộc người, cao và có mái tóc vàng, đã can đảm và bất khuất bởi đức tin của họ, đã thành công trong việc trốn thoát khỏi Valyria. Và những người đó chính là người Andalos.