Review và Phân tích Squid Game: Khi ở lằn ranh sinh tử, liệu chúng ta có còn tử tế?

Review và Phân tích Squid Game: Khi ở lằn ranh sinh tử, liệu chúng ta có còn tử tế?Score 79%Score 79%

Cụm từ “Survival Film” tức thể loại phim sinh tồn không biết bắt nguồn từ khi nào, do ai nghĩ ra và sau khi Bắp căng mắt căng mồm đi search google mất hết 1 phút thì vẫn không thể tìm ra, nên Bắp sẽ tạm kết luận với một mớ thông tin ít ỏi là thế này: Bộ phim sinh tồn đầu tiên có lẽ Back from Eternity (phát hành năm 1956) của đạo diễn John Farrow. Sau đó chúng ta có thể kể đến hàng loạt các phim ‘ăn theo’ khá nổi tiếng những năm 60, 70 như The Flight of the Phoenix (1965) hoặc The Poseidon Adventure (1972).

Huyên thuyên thế đủ rồi, để sau này Bắp tìm hiểu rõ hơn về xuất xứ của thể loại phim này thì sẽ bung bét cho mấy đứa sau. Giờ chúng ta sẽ bước vào phần chính của bài viết ngày hôm nay ha.

*Cảnh báo: Có spoil tùm lum tà la, mấy đứa cân nhắc trước khi đọc

Ngay từ khi Bắp xem trailer của Squid Game thì Bắp đã vô cùng hứng khởi như hẹn hò buổi đầu tiên vậy (thiệt ra Bắp còn ế mấy đứa à), vì bản tính ưa mạo hiểm, thích máu me và sợ ma nên mấy thể loại phim kiểu này khiến Bắp phấn khích lắm. Và sau khi xem, thì hiện tâm trạng Bắp đang rất là lẫn lộn, dạo quanh Internet thì thấy rất nhiều đánh giá trái chiều cho Squid Game. Không biết mấy đứa coi xong thấy sao chứ Bắp thì thấy phim cũng khá ổn áp, đầu tư kinh phí – nghe nói – khủng lắm, tình tiết nhanh và cao trào và cũng có thêm một chút gia vị drama Hàn Quốc thường thấy nữa. Ok, tới phần chính ha. (Hihi)

Bắp sẽ tóm tắt sơ sơ cốt truyện cho mấy đứa ‘xem tua’ đọc trước: Squid Game của Netflix là câu chuyện về 456 con người đang ngập trong cảnh nợ nần, cùng nhau trải qua 6 trò chơi do một tổ chức bí mật mời tham gia. Người chơi nào chiến thắng 6 trò chơi sẽ nhận về số tiền 45.6 tỷ won. Nhưng tất nhiên, tiền có bao giờ là dễ kiếm đâu. Để giành được số tiền đó bọn họ phải chấp nhận đánh đổi mạng sống của mình.

Sáu trò chơi trong Squid Game bao gồm có: Đèn Đỏ, Đèn Xanh; Tách Kẹo Đường; Kéo Co; Bắn Bi; Qua Cầu Kính; Trò Chơi Con Mực.

Xem Hậu trường Bắp Phụ đề để biết thêm nhiều chi tiết hay ho nha

Đầu tiên là trò chơi Đèn Đỏ, Đèn Xanh

Theo như đạo diễn, lý do ông lựa chọn trò chơi Đèn Đỏ, Đèn Xanh làm trò đầu tiên trong Squid Game vì đây là một trong những trò đơn giản, dễ chơi, chơi được số lượng lớn cùng một lúc và ông cũng muốn tạo ra một cú twist bất ngờ ở một trò chơi hết sức đơn giản này nhằm thu hút người xem tiếp tục theo dõi.

Đèn Đỏ, Đèn Xanh cũng giống với trò Động Tượng ở Việt Nam mình, Bắp không cần giải thích luật chơi nữa ha. Nhưng phải nói là con đũy búp bê nó creepy vkl luôn mấy đứa. Nghe chị biên kịch nói đã lấy cảm hứng từ hình ảnh trong bộ sách giáo khoa có tên Chulsoo and Younghee để tạo ra con robot ám ảnh đó.

Kết thúc trò chơi thì một cơ số người đã ‘hi sanh’, và một điều khá đặc biệt khiến Squid Game khác với mấy bộ sinh tồn khác là: Người chơi được quyền quyết định có tiếp tục tham gia nữa hay không, cuối cùng sau trò số 1 thì đa số đều ‘vãi đ*i’ và la hét xin cho về.

Một điều khá thú vị, thực chất tên trò chơi trong tiếng Hàn không phải là Đèn Đỏ, Đèn Xanh mà Khi Hoa Dâm Bụt Nở. Vì người Hàn khi chơi trò chơi này sẽ hát bài đồng dao rằng: Đó là âm thanh của hoa Mugunghwa nở. Nên có lẽ, để nó phù hợp với số đông người xem nên Netflix quyết định chuyển dịch là Đèn Đỏ, Đèn Xanh chăng?

Trò thứ 2: Tách Kẹo Đường

Đáng tiếc là ở Việt Nam không có trò này (cũng có thể Bắp không biết nhưng hồi nhỏ Bắp chưa chơi trò này bao giờ luôn).

Kẹo đường là món ăn đường phố rất phổ biến tại Hàn Quốc, có tên tiếng Hàn là Dalgona. Người làm sẽ nấu đường, thêm các loại phụ gia khác nhau và cuối cùng là dùng khuôn in lên mặt kẹo những hình thù dễ thương và bắt mắt trước khi kẹo đông lại. Đây được xem là một nét văn hóa ở Hàn, và có lịch sử từ rất lâu đời.

squid game

Trò thứ 3: Kéo Co

Ôi cái trò này thì méo có gì phải giải thích luôn. Tưởng chẳng có gì đáng xem nhưng lại đáng xem không tưởng. Bắp xem mà tim đập bịch bịch, và giờ vẫn nhớ mãi cách lão ông số báo danh 001 hướng dẫn cách chiến thắng. Quá ư là hấp dẫn và ấn tượng.

Thời điểm xuất hiện trò Kéo Co vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên, theo những gì được ghi chép và nghiên cứu thì trò chơi này bắt nguồn cách đây ít nhất là vào thế kỷ 12 sau Công nguyên. Nó thường được tìm thấy trong các di tích khảo cổ, hình vẽ điêu khắc được tìm thấy ở các nước như Ai Cập, Ấn Độ, Myanmar, New Guinea. Nhiều câu chuyện dân gian ở Ai Cập cổ đại và Trung Quốc cho rằng, chính Mặt trời và Mặt trăng đã luôn chơi Kéo co bằng Ánh sáng và Bóng tối.

 



 
 
 

Trò thứ 4: Bắn Bi

Bắp hoảng loạn, Bắp bất ngờ, Bắp bật ngửa. Phải nói là cú twist quá ư là xuất sắc đến từ vị trí biên kịch và đạo diễn. Hai cú twist có thể kể đến là: Tưởng đồng đội nhưng hóa kẻ thù; tưởng chết nhưng lại sống.

Với khung cảnh hoàng hôn lờ mờ và ấm áp, chúng ta đã chứng kiến những giây phút kịch tính và rối ren nhất của một trò chơi bình thường và tuổi thơ nhất. Nhà làm phim cũng xác nhận họ muốn dựng nên cảnh hoàng hôn với những tranh sáng tranh tối ảm đạm nhằm khắc họa sự biến chuyển tâm lý của nhân vật: giả giả thật thật, tốt tốt xấu xấu.

Cũng giống như trò Kéo Co, trò Bắn Bi cũng có lịch sử từ rất lâu đời. Các nhà sử học tin rằng con người đã chơi bi và các trò chơi giống như bi trong hàng nghìn năm, với hình dáng thuở ban đầu là những viên sỏi tròn nhỏ hoặc những viên bi bằng đất sét tự nhiên được con người chơi trong những hang động.

Năm 1815, cuốn sách sớm nhất về những viên bi được xuất bản ở Anh; Theo cuốn sách, những viên bi được làm bằng sành, đất sét, thủy tinh hoặc thậm chí là đá cẩm thạch vào thời điểm đó. Vào năm 1848, một người thợ thổi thủy tinh người Đức đã phát minh ra chiếc kéo làm bằng đá cẩm thạch (một loại khuôn để tạo ra những viên bi) và đã tạo ra một cuộc cách mạng trong quá trình làm ra những viên bi. Năm 1890, chiếc máy đầu tiên làm ra viên bi được sản xuất ở Đức và cuối năm đó ở Hoa Kỳ – có lẽ là ở Akron, Ohio.

Vào năm 1950, có nhiều thay đổi trong quá trình chế tạo đá cẩm thạch. Đầu tiên, ở Nhật Bản, đá cẩm thạch mắt mèo được tạo ra bằng cách bơm thủy tinh màu vào đá cẩm thạch bình thường, và đó là lý do mà những viên bí đầy màu sắc mà hồi nhỏ chúng ta hay chơi đó.

Trò thứ 5: Qua Cầu Kính

Trò này thì đích thị do đoàn phim nghĩ ra rồi, ôi Bắp muốn chơi thử một lần. Trong trò này lần đầu tiên chúng ta được thấy V.I.Ps. Những nhân vật vô cùng bí ẩn đang thực hiện những trò cá cược lên mạng sống của những người chơi. Bắp sẽ nói rõ hơn ở phần phân tích của mình.

squid game

Ở đây Bắp chỉ muốn nói là đoàn phim đã đưa hai chi tiết về phân biệt kính cường lực với kính thường rất là đúng luôn: Bề mặt và âm thanh. Nhưng cuối cùng thì nhân vật có thể phân biệt này lại quá ‘hẻo’ và hi sinh không mấy anh dũng. Thêm một chi tiết thú vị là khi kính thường vỡ sẽ tạo ra các mảnh sắc nhọn, dài và gây nguy hiểm, còn kính cường lực vỡ thì sẽ vỡ thành hạt lựu nhỏ (như chúng ta hay thấy trong phim ấy) ít gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Trò cuối cùng: Trò chơi Con Mực

Trò chơi Con Mực (Squid Game) được vẽ các kí hiệu khác giống với Trò Lò Cò ở Việt Nam mình. Chúng ta có các ký hiệu hình vuông, hình tròn và hình tam giác tương ứng với các kí hiệu được khắc trên mặt nạ của tụi nhân viên trong phim. (Cái này thì quá rõ rồi nên Bắp nghĩ chắc ai cũng nhận ra). Cấp bậc chỉ huy theo thứ tự: Hình vuông, hình tam giác và hình tròn. Chưa hiểu vì sao đoàn phim lại quyết định như vậy, nhưng Bắp có đọc một giả thuyết cho rằng quyền lực sẽ giảm dần theo số cạnh hình học (hiện giờ Bắp tạm chấp nhận giả thuyết này).

Luật chơi của Trò chơi Con Mực đã được giải thích 2 lần trong phim: Đoạn mở đầu và Đoạn kết thúc. Vẫn còn khá điểm cần lý giải ở luật chơi này nhưng thôi Bắp cũng đã chơi bao giờ đâu mà lý giải được.

 



 
 
 

Đánh giá và suy nghĩ của Bắp

Vậy là Bắp đã điểm qua tất cả trò chơi trong Squid Game và bổ sung thêm một ít thông tin cho mấy đứa từng mỗi trò chơi, giờ là lúc Bắp nêu cảm nghĩ của mình.

Có một số bạn cho rằng nhân vật chính là một kẻ “đạo đức giả”. Đối với cá nhân Bắp, anh ta chắc chắn không phải là người xấu. Còn có phải là kẻ đạo đức giả và đạo lý hay không thì Bắp cũng không thể phán xét.

Hầu như những gì chúng ta biết là nhân vật số 456 này là một người đàn ông đã li dị vợ, sống với mẹ già và có ham mê cờ bạc. Ở đoạn tranh cãi giữa anh và vợ khi cô vợ trách anh đã không về nhà đưa cô đến bệnh viện khi cô chuyển dạ, lúc đó anh có nói rằng, vì bạn thân anh đang hấp hối và chết nên lúc đó anh không thể về được. Sau này chúng ta biết được, năm đó anh và người bạn đó đã tham gia vụ đình công nơi công ty mình làm việc và điều không may đó xảy ra.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu chúng ta cũng ở trong tình huống đó, liệu chúng ta sẽ lựa chọn điều gì? Ở lại cứu bạn hay về nhà với vợ con? Sẽ có nhiều bạn đưa ra ngay câu trả lời: Ồ, tất nhiên tôi sẽ về nhà với vợ con rồi. Nhưng xin thưa rằng, chúng ta đừng bao giờ phán xét một tình huống khi chúng ta chưa thật sự ở trong tình huống đó.

Thứ hai, trong Trò chơi Bắn Bi. Sau khi lừa dối người chơi 001, cuối cùng anh ấy đã giành chiến thắng (thật ra đoạn này Bắp đoán chính ông già 001 đó đã cho anh chiến thắng và việc ông nhớ nhớ quên quên lúc đoán bi chỉ là giả vờ mà thôi). Cũng giống như tình huống đầu tiên: Khi bạn sắp chết, liệu bạn có còn tử tế không? Việc nhân vật 456 thay đổi chẳng thể nói lên được điều gì trong tình huống này, vì bất cứ ai, ngay cả những người chính trực nhất, tốt đẹp nhất cũng có thể hành động như như nhân vật đó mà thôi.

Đối với nhân vật số 001, nhân vật phản – chính diện của bộ phim. Không biết có phải do Bắp hay xem phim mà nhận ra liền không, nhưng khi quay đôi tay của của nhân vật này trong chiếc mặt nạ thỏ thì Bắp đã đoán ra là ông già này. Kẻ đứng sau tất cả.

squid game

Lý do mà nhân vật 001 quyết định dừng lại ở Trò Bắn Bi là vì ở Trò Cầu Kính, bản thân người chơi sẽ chết vì quyết định của mình chứ không phải bị bắn chết (chúng ta có thể thấy cảnh phim không thề quay ông bị bắn khi thua trò Bắn Bi) như những trò kia. Nói vậy thì tại sao ở Trò Kéo Co ông vẫn tham gia? Vì đây là trò chơi theo nhóm và Bắp đoán, số 001 đã có những chiến thuật cho riêng mình và tự tin vào khả năng chiến thắng nên ông quyết định chơi trò chơi này, thêm vào đó, nếu có điều gì sơ suất xảy ra thì hẳn là Thủ Lĩnh sẽ nhanh chóng can thiệp và giải quyết nhanh gọn mà thôi.

Bonus mấy đứa tấm hình nam diễn viên Oh Young Soo (nhân vật số 001 – Oh II-Nam) hồi trẻ

 



 
 
 

Những hạt sạn Bắp thấy khó mà bỏ qua được

Tuy nhiên Squid Game cũng có một ít sạn mà Bắp thấy chưa vừa ý lắm. Đầu tiên chính là cái kết. Nhân vật 001 đã nói với số 456 rằng ‘ông làm cho vui’. What the F***? Cho vui? Nhưng nghĩ lại thì ông cũng đâu có ép ai chơi đâu, việc tham gia là quyết định của mọi người mà, đúng không? Nên Bắp đang rất là thấy khó chịu với cái lý do này.

squid game

Sạn thứ hai là đoạn con mụ ‘nói nhiều’ có tên Mỹ nhân Hàn Quốc gì đó tách kẹo, méo hiểu sao mà tụi lính canh không hề quay lưng lại và chỉ đứng một phía như thế, trong khi thằng Thủ lĩnh thì nhan nhản “phải chơi công bằng” “công bằng”. Thề luôn là đoạn này bức xúc vl ra. Đã thế, thêm thằng giang hồ mất dạy mụ đưa cái quẹt ga cho nữa chứ, cũng chơi ăn gian và qua nốt. Chắc phim muốn đưa hai nhân vật này sống sót tới trò Cầu Kính để ôm nhau cùng chết, nhưng thật sự cái tình tiết khiêng cưỡng đó cũng khó mà chịu đựng nổi.

squid game

Sạn thứ ba là mấy tên lính mặc đồ đỏ, trông thì rất là dữ dằn nhưng… rất là thiếu chuyên nghiệp. Không biết tên Thủ lĩnh thuê chúng hay như thế nào mà để một tên cảnh sát dễ dàng qua mặt thứ thế. Tình tiết cái xe rung rinh mà mắt thường có thể thấy được nhưng vẫn không hề bị nghi ngờ gì?

Thứ 4 là “trò chơi đặc biệt” giết nhau trong bóng tối. Ồ ye! Công bằng của Thủ lĩnh đấy. Trong đó có rất nhiều độ tuổi, thể trạng rồi chơi tắt đèn, rồi mấy người mắt yếu, phái nữ thì sao mà chọi lại tụi thanh niên trẻ khỏe? Công bằng ở đâu vậy hả Thủ lĩnh?

squid game

Cuối cùng là vụ “cô ơi cho em đi vệ sinh”. Đm, cho hay không cho nói một lời. Lúc thì cho đi, lúc không cho đi, rồi để con mụ Mỹ nhân Hàn Quốc la om sòm lại cho đi? Quá ư là ‘khó hểu’.

 



 
 
 

Một vài câu hỏi cần giải đáp nếu Netlix bật đèn xanh cho Squid Game mùa 2

Móe, Netfix mà bật đèn đỏ là Bắp lấy con búp bê kia bắn Netflix tơi bời là có. Just kidding thôi. Haha. Nếu có mùa 2 thì Bắp rất hóng phim sẽ giải thích một số câu hỏi sau đây:

  • Những nhân viên trong đồ liền thân màu đỏ kia là ai? Phải chăng là những người chơi từ trước đó? Hay được thuê?
  • Dàn nhân vật V.I.Ps kia là ai? Có liên quan gì với số 001 không?
  • Tại sao người anh của cảnh sát lại trở thành thủ lĩnh trong khi anh ta từng chiến thắng trò chơi vào năm 2015?
  • Người cảnh sát chắc chắn là còn sống (theo kinh nghiệm xem phim nhiều năm của Bắp) và anh ta có trở lại như một người chơi để vạch trần tổ chức này không?
  • Những người chơi không quay lại sau khi bỏ phiếu ngừng chơi số phận sẽ như thế nào? (Thủ lĩnh đã yêu cầu điều ra về những này)
  • Nhóm những người cùng tổ chức trò chơi với số 001 là ai?
  • Nhân vật người Pakistan còn sống không? Vì giống như số 001, cảnh phim không hề quay nhân vật này bị bắn chết?
squid game

Như vậy Bắp đã xong xuôi với phần Review và Phân tích bộ phim Squid Game (tạm dịch Trò chơi Con Mực). Nhìn chung, phim không phải là một ý tưởng mới nhưng kếu cấu và mục đích đưa đẩy từ tình tiết này sang tình tiết khác lại rất đáng quan tâm và độc đáo. Những câu chuyện đằng sau đan xen – vốn là thế mạnh của phim Hàn – được xử lý khéo léo. Thông điệp của bộ phim được truyền tải tuy có phần hơi khó hiểu ở đoạn kết nhưng đa phần chúng ta đều nắm bắt được giá trị tổng quát mà bộ phim muốn hướng tới: Lòng tin, sự chân thành và giả dối luôn có một ranh giới vô cùng mỏng manh. Nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn luôn hi vọng rằng, đâu đó lòng tốt vẫn sẽ tồn tại và điều tử tế sẽ xuất hiện.

Với những quyết định của nhân vật, Bắp chỉ muốn chúng ta đừng phán xét ai đúng ai sai nữa, vì chính bản thân họ cũng chẳng thể suy nghĩ và lựa chọn đúng sai ngay thời điểm đó (tất nhiên là trừ cô nàng “Mỹ nhân Hàn Quốc” và dàn đồng ca bặm trợn của cô ta rồi).

Câu hỏi cuối cùng Bắp muốn hỏi mấy đứa sau khi xem Squid Game là: Khi ở lằn ranh sinh tử, mấy đứa vẫn quyết định lựa chọn điều tử tế chứ?

79%

Đánh giá
79%

About The Author

Ngo David

Power is Power