Quái vật trong The Witcher nên thực sự trông thế nào (Phần 2)
Sau khi đọc xong Phần 1 hẳn anh em cũng mường tượng ra tác giả của loạt truyện gốc đã lấy cảm hứng rất nhiều từ những cây chuyện cổ mà không phải ai cũng biết. Những câu chuyện thú vị được tác giả lồng ghép khéo léo vào mạch truyện càng khiến thế giới The Witcher trở nên bí ẩn và thú vị. Giờ thì hãy cùng Bapstory.net tiếp tục với Phần 2 của loạt quái vật từng xuất hiện trong mùa 1 của seri này nhé.
Duny, vị Hiệp sĩ đầu Nhím
Tập thứ tư của The Witcher,“Of Banquets, Bastards and Burials”, dựa trên câu chuyện cổ của hai anh em nhà Grimm “Hans My Hedgehog” (Dịch ra là ‘Hans người Nhím’).
Trong truyện, một cậu bé tên Hans được sinh ra với chân của người, nhưng thân và đầu của nhím. Nhiều năm sau khi gia đình đuổi cậu đi, Hans tình cờ gặp hai vị vua bị lạc trong rừng. Hans đề nghị giúp họ tìm đường, nhưng với một mức giá: mỗi người cai trị cần đưa cho Hans “điều đầu tiên chào đón (nhà Vua) tại Cung điện Hoàng gia khi về đến nhà”. Kết quả là một cô Công chúa, điều đó nghĩa là Hans kiếm được một người vợ đẹp tuyệt trần sau tất cả những đau khổ đó.
Đó chính xác là những gì xảy ra với Duny, hiệp sĩ bị nguyền rủa trong The Witcher, người đã có được cô vợ xinh đẹp nhờ vào Luật bất ngờ. Giống như Hans, Duny có nửa thân hình của nhím. Và cũng giống như Hans, Duny yêu cầu Luật bất ngờ sau khi giải cứu vua Roegner và được hứa hôn với con gái của Roegner, mặc dù vợ của Roegner, Calanthe, không hề vui vẻ vì điều đó.
Tuy nhiên, Hans và Duny có một vài sự khác biệt nho nhỏ. Trong khi Duny có kích thước cao lớn như một người bình thường, Hans chỉ bé ngang với nhím. Anh ta cưỡi gà như người ta ngưỡi ngựa, và thường bị người khác tưởng nhầm là động vật. Hơn thế nữa, Duny biến trở lại thành người rất dễ dàng, còn sự thay đổi của Hans khủng khiếp hơn nhiều: anh ta không những phải lột da nhím của mình, mà sau khi bộ da bị ném vào lửa, da người của anh cũng cháy thành than, cần có thầy thuốc chữa trị mới trở lại bình thường.
Tộc người Dryads
Những người Dryads của rừng thiêng Brokilon không đùa được đâu. Buộc phải ẩn náu khỏi con người và quái vật, họ bảo vệ vùng đất của mình khỏi những kẻ xâm nhập. Họ đã bắn bạn của Ciri, Dara, trước cả khi cậu kịp đi tới khu rừng. Họ buộc tất cả những người mới đặt chân tới phải uống nước của Brokilon, nước này sẽ giết chết bất cứ ai có ý đồ xấu với khu rừng và khiến những ai trong sạch từ từ quên đi quá khứ.
Theo bộ phim The Witcher, những người Dryads mặc áo giáp và hóa trang đậm. Đây là những nhân vật quan trọng, và họ luôn giữ vững vị trí này. Khởi đầu từ những câu chuyện thần thoại Hy Lạp, nơi khởi nguồn mọi sinh vật. Dryads – được gọi là những nữ thần bị trói vào cây – là những người rất nhút nhát. Họ không biết chiến đâu, mặc dù một vài trong số đó có khả năng biến người thành cây.
Giống như nhiều nữ thần khác, Dryads toàn bộ là nữ, họ có sắc đẹp tuyệt vời (và, theo nghệ thuật cổ điển của Hy Lạp, họ khỏa thân phần lớn). Vì vậy, họ thường là mục tiêu tấn công tình dục của người khác, hoặc mời gọi, hoặc đại loại kiểu vậy.
Eurydice, vợ của nhà thơ và ảo thuật gia nổi tiếng Orpheus, là một Dryads. Hai trong số mười người vợ của Danaus, vua của Libya, cũng là Dryads. Mặc dù vậy, phần lớn những người Dryads đều rất thụ động, theo thần thoại Hy Lạp. The Witcher đã vẽ nên họ với tính cách can đảm.
Renfri
Đọc đến đây, chắc các bố sẽ giật mình: “Đứa nào??? Đứa nào viết bài này??? Renfri của tao xinh như thế, quái là quái thế đ*o nào”.
Đúng vậy, trong bộ phim, Renfri xinh đẹp tuyệt trần sở hữu những năng lực tiềm tàng và khả năng chiến đấu đáng nể. Bộ phim không nói rõ rằng nàng có phải quái vật hay không, chỉ có mình pháp sư Stregobor khăng khăng rằng nàng là quái vật chắc luôn, kể từ giây phút nàng được sinh ra vào lúc nhật thực, nhưng dĩ nhiên đây đâu phải nguồn chính xác, ha các bố?? Renfri cũng tự nhận mình là quái vật, nhưng không phải bởi vẻ bề ngoài của mình, mà là bởi cách nàng giết người. Nhưng cuối cùng, điều này có quan trọng đâu. Renfri đã chết dưới tay Geralt rồi, và cái chết này sẽ mãi mãi ám ảnh anh chàng.
Cái kết trong truyện cổ Grimm, như mọi người đã biết, Nàng Bạch Tuyết. Dựa theo một phần nhỏ nguyên tác, “The Lesser Evil”, Stregobor lần đầu tiên bắt gặp Renfri là khi mẹ kế của cô nhìn thấy ảo ảnh cô giết người trong gương. Theo yêu cầu của Stregobor, nữ hoàng sai Renfri vào trong rừng và sai người ám sát, nhưng gã lính thay vào đó đã cưỡng hiếp và cướp đồ của cô. Renfri giết hắn và sống cùng với một nhóm người lùn, mà sau đó trở thành một băng nhóm cướp bóc. Nữ hoàng tiếp tục gửi sát thủ tới giết Renfri và suýt giết được cô với một quả táo tẩm độc, nhưng cô vẫn sống sót.
Tuy vậy, nguyên bản câu chuyện Bạch Tuyết này cũng vô cùng đen tối, để trừng phạt, Hoàng tử bạch mã của Bạch Tuyết đã bắt nữ hoàng độc ác phải nhảy trong một đôi giày nung đỏ cho đến khi chết, nên đằng nào truyện cổ tích nguyên bản cũng đầu độc tâm hồn trẻ thơ.
Rồng
Trong “Rare Species”, Geralt và Jaskier gia nhập vào một nhóm những chiến binh tài ba đang tranh nhau xem ai giết được con rồng trước. Cuộc săn rồng không chỉ đầy kịch tích và mở ra những yếu tố bất ngờ, mà còn là một câu chuyện đằng sau tập phim này của The Witcher: Câu chuyện tạo cảm hứng cho tập phim này, “The Bounds of Reason”, là một bộ phim chuyển thể từ Truyện dân gian Ba Lan đã truyền cảm hứng cho Skapkowski tạo nên Geralt ngay từ ban đầu.
Câu chuyện về Rồng Wawel có từ thế kỷ 13, dù có nhiều dị bản, nhưng bản chất câu chuyện là giống nhau. Luôn luôn có một vị vua bị đe dọa bởi một con rồng chuyên ăn thịt người, thịt gia súc… tất cả các loại thịt tươi ngon. Và luôn có những hiệp sĩ dũng cảm cố gắng chinh phục con rồng với hy vọng giành được trái tim công chúa. Và luôn luôn thất bại. Chỉ cho đến cuối, một người hùng xuất hiện, thường là một người thợ sửa giày, sử dụng sự thèm ăn của con rồng để giết nó. Người thợ giày nhồi đầy cỏ khô và lưu huỳnh vào một bộ da cừu, và chờ con rồng ăn nó. Điều này khiến con rồng khát nước đến nỗi nó uống đầy nước cho đến khi nổ tung.
Đây là một trong những câu chuyện được yêu thích nhất ở Ba Lan – thậm chí còn có một bức tượng tưởng niệm con rồng ở Krakow – nhưng Skapkowski nghĩ rằng điều này dở hơi hết sức. “Ai lại đi gọi một người thợ sửa giày đến để giết một con rồng???” – ông nghĩ. Phải nhờ những chuyên gia chứ. Và vì vậy, tác giả đã tạo nên một anh chàng thợ săn quái vật đầy sức mạnh, và nhờ đó, Geralt xứ Rivia ra đời.
Ghoul
“Something more” (chứ không phải ”Much more”) mới là tên chuẩn xịn đét của tập truyện mà xuất hiện bọn quái vật xương xẩu làm Geralt ăn một vết thương chí mạng: Ghoul. Trong văn hóa dân gian Ả Rập, Ghoul là những sinh vật sống trong nghĩa địa và chuyên ăn thịt người. Trong một số dị bản, Ghoul còn ẩn nấp trong các sa mạc, biến hình thành những người phụ nữ xinh đẹp để dụ dỗ ăn thịt những người đàn ông lạc tới đó. Giết nó bằng cách nào? Bạn phải làm sao giết nó bằng một nhát duy nhất. Vì nếu phải tấn công nó đến lần thứ hai là nó sẽ sống trở lại.
Tuy nhiên, vẫn còn một cách nữa đấy. CD Projekt Red, công ty đã sản xuất loạt video game The Witcher, sử dụng quái vật trong “Something more” làm cảm hứng cho Nekker, mà cái bọn này lại xuất thân từ một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong truyện cổ tích Hà Lan, Nikker (còn gọi là Nix hoặc Neck) là một con quỷ sống dưới nước và dụ dỗ các nạn nhân bằng cách giả vờ làm một đứa trẻ bị chết đuối. Ngay khi chạm được tay vào con mồi, Nikker sẽ hút máu và giam giữ linh hồn họ trong một cái lọ.
Trong một số truyện cổ tích, Nix còn có khả năng thay đổi hình dạng. Một số người nói rằng bọn chúng có da đen, tóc đỏ và mắt có màu xanh lá hoặc xanh da trời. Gọi tên một Nikker sẽ giết được nó mãi mãi, hoặc bạc cũng giết được nó dễ dàng, hoặc bạn có thể giữ cho nó không xuống được nước một khoảng thời gian. Khi nào nó khô nó sẽ chết.