Metro 2033
Tựa sách: Metro 2033
Tác giả: Dmitry Glukhovsky
Nhóm dịch: Bapstory.net
Tóm tắt tác phẩm: Metro 2033 nằm trong seri gồm 3 cuốn của tác giả người Nga Dmitry Glukhovsky (Metro 2033, Metro 2034, Metro 2035) kể về giai đoạn hậu tận thế khi mà con người phải sống chui rút bên dưới mặt đất, ở tuyến metro rộng lớn tại Moscow sau thảm họa hạt nhân toàn cầu. Họ không những phải đối mặt với những sinh vật đột biến kì dị, hung ác và chết chóc bị nhiễm phóng xạ mà còn cả sự tranh giành quyền lực đẫm máu.
“Ai đó? Artyom – đi xem đi!”
Artyom đứng dậy một cách đầy miễn cưỡng khỏi chỗ ngồi cạnh đống lửa và xoay khẩu súng máy ra phía trước ngực, tiến thẳng vào bóng tối. Cậu đứng phía bên phải ngay mép chỗ khu vực được chiếu sáng, trong nỗi sợ hãi tột độ, cậu lên đạn và hét lớn, “Dừng lại! Mật hiệu!”
Cậu bỗng nghe tiếng bước chân nhanh và ngắt quãng trong bóng tối ngay cái nơi mà cách đó vài giây là tiếng xào xạc kì lạ và những tiếng rầm rì. Ai đó đang rút vào sâu trong đường hầm, sợ hãi bởi giọng nói và tiếng lạch cạch phát ra từ khẩu súng của Artyom. Cậu vội vàng quay lại đống lửa và ném câu trả lời vào Pyotr Andreevich:
“Không ai cả. Không ai ở phía trước. Không có phản hồi gì, chúng vừa chạy đi”
“Tên ngu này! Cậu đã được cảnh báo rất rõ rồi. Nếu chúng không trả lời, bắn ngay lập tức! Sao cậu biết đó là ai hả? Có thể những con Dark One đang ở gần đây!”
“Không… Tôi không nghĩ bọn chúng là con người… Những âm thanh rất lạ… và tiếng bước chân cũng không giống con người. Gì? Anh nghĩ tôi không biết tiếng chân người như thế nào à? Và dù sao đi nữa, thì tụi Dark One có bao giờ bỏ chạy như thế chưa? Anh biết mà, Pyotr Andreevich. Gần đây bọn chúng lao tới mà chẳng ngần ngại gì. Chúng tấn công một đội tuần tra tay không tấc sắt, lao thẳng vào súng máy đang phun lửa. Nhưng thứ này, nó bỏ chạy ngay… Như một con vật đang hoảng sợ vậy.”
“Được rồi, Artyom! Trí thông minh của cậu đang khiến tôi lo lắng đấy. Nhưng cậu đã được hướng dẫn – vì thế hãy làm theo, đừng nghĩ ngợi gì. Có thể đó là một tên trinh sát. Và giờ thì hắn đã biết một vài người đang ở đây và cả số đạn dược… Chúng chỉ cần quét sạch chúng ta khỏi nơi này và đây là khúc vui nè. Chúng đặt dao lên cổ họng chúng ta, và đồ sát sạch sẽ cái nhà ga này, giống như ở Polezhaevskaya ấy – và tất cả là do cậu đã không loại bỏ con chuột cống đó… Nghe đây! Lần tới tôi sẽ bắt cậu phải đuổi theo chúng vào tận sâu bên trong đường hầm!”
Câu nói đó làm Artyom rùng mình khi cậu mường tượng về đường hầm dài đằng đẳng sau mốc bảy trăm mét. Thật kinh khủng khi nghĩ về nó. Không ai có gan đi xa hơn mốc bảy trăm mét về phía Bắc. Các đội tuần tra đã đi tới cột mốc năm trăm mét và chiếu sáng ngay mốc ranh đó bằng đèn chiếu sáng dùng trong sân khấu được đặt trên xe đẩy hàng và họ tự thuyết phục mình rằng sẽ không có thứ nhơ nhuốc, cặn bã nào có thể băng qua được, sau đó họ vội vàng quay trở lại. Ngay cả những trinh sát có vóc dáng lực lưỡng, những cựu lính thủy – cũng sẽ dừng lại ở mốc sáu trăm tám mươi mét. Họ sẽ xoay những điếu thuốc đang cháy trên các đầu ngón tay và đứng yên đó, dán chặt người vào những dụng cụ quan sát đêm. Và rồi, họ từ từ, chậm rãi lùi về sau, mắt dán chặt vào đường hầm phía trước và không bao giờ quay lại mốc đó nữa.
Bọn họ hiện nằm trong đội tuần tra ở khu vực mốc bốn trăm năm mươi mét, chốt này cách khoảng năm mươi mét tính từ mốc ranh. Mốc ranh này được kiểm tra một lần một ngày và hôm nay việc kiểm tra đã xong từ nhiều tiếng trước. Giờ đây chốt ranh của họ ở xa nhất và kể từ lần kiểm tra gần đây, những con quái thú mà đội tuần tra trước đã sợ hãi chắc chắn sẽ lần mò tới gần một lần nữa. Bọn chúng bị thu hút bởi lửa, bởi con người…
Artyom ổn định lại chỗ ngồi của mình và hỏi: “Thế thực sự chuyện gì đã xảy ra ở Polezhaevskaya?”
Mặc dù cậu đã biết rõ về câu chuyện khủng khiếp (được kể từ những tay buôn ở nhà ga, cậu vẫn có một sự thôi thúc muốn nghe nó lại lần nữa, như một đứa trẻ cảm thấy một sự thôi thúc không thể cưỡng lại để được nghe những câu chuyện kinh dị về những loài đột biến không đầu và những con Dark One bắt cóc lũ trẻ con.
“Ở Polezhaevskaya? Gì chứ, cậu chưa nghe về nó à? Nó là một câu chuyện kỳ lạ. Kỳ lạ và đáng sợ. Những trinh sát đầu tiên của họ bắt đầu biến mất. Rời khỏi những đường hầm và không bao giờ quay trở lại. Nghe nói, những trinh sát của họ ngụy trang bằng màu xanh lục, không hề giống với chúng ta, nhưng rồi sau đó, khu nhà ga của họ ngày một thu hẹp lại, càng ít người sống ở đó… ờ thì, đã từng sống. Nói gì đi nữa thì những trinh sát của họ bắt đầu biến mất. Một đội quân rời đi – và biến mất. Lúc đầu họ nghĩ có thứ gì đó giữ nhóm trinh sát trên đó – những đường hầm phía trên cũng quanh co và nhiều ngã rẽ như ở đây…” Artyom cảm thấy lo lắng khi nghe những từ đó. “Và không còn đội tuần tra nào, không ai ở nhà ga thấy bất cứ điều gì, dù cho họ có rọi đèn tới bao nhiêu đi nữa. Không ai xuất hiện – trong ba mươi phút, rồi một tiếng, hai tiếng. Họ tự hỏi những trinh sát có thể đi đâu – họ chỉ đi có thể đi xa một km thôi. Họ không được phép đi xa hơn, những trinh sát không phải những kẻ ngu… Câu chuyện dài lắm nên tôi sẽ nói tóm tắt lại, lúc đó họ không thể chờ đợi được nữa. Họ phái quân chi viện đi, tìm kiếm và tìm kiếm, hét và hét – nhưng mọi thứ đều vô ích. Đội tuần tra mất tích. Đội trinh sát biến mất. Và không một ai biết được chuyện gì đã xảy ra với bọn họ. Phần tệ nhất là họ không nghe thấy một âm thanh nào… không hề có một âm thanh nào phát ra. Hoàn toàn biến mất không một dấu vết”
Artyom bắt đầu thấy hối hận khi yêu cầu Pyotr Andreevich tường thuật lại câu chuyện ở Polezhaevskaya. Pyotr Andreevich cho biết nhiều thông tin hơn, hoặc cũng có thể thêm thắt một số chi tiết; nhưng dù thế nào, anh ta cũng kể những chi tiết mà những tay buôn ước gì được biết, dù bọn họ là những bậc thầy và là những kẻ kể chuyện đầy đam mê. Chi tiết trong câu chuyện mà Pyotr Andreevich kể khiến Artyom rùng mình, và cậu cảm thấy không thoải mái thậm chí đang ngồi cạnh đống lửa. Giờ đây bất cứ tiếng xào xạc nào phát ra từ đường hầm, dù cho đó là thứ vô hại nhất, cũng khiến trí tượng tượng của cậu nhảy múa.
“Vậy đấy. Họ không nghe bất cứ tiếng súng phun lửa nào vì thế họ quyết định rằng những trinh sát đơn giản là rời bỏ bọn họ – có lẽ những trinh sát đó thấy thất vọng về một điều gì đó, và quyết định bỏ đi. Kiểu cảm thấy chán chường. Nếu họ muốn một cuộc sống đơn giản, nếu họ muốn chạy lòng vòng với đủ thứ thành phần bất hảo, thì cứ để mặt họ nô đùa thỏa thích thôi. Một người suy nghĩ đơn giản sẽ nhìn sự việc theo cách đó. Rất đơn giản. Nhưng một tuần sau, một nhóm trinh sát khác lại biến mất. Và nhóm này được cho rằng không đi đâu xa hơn một nửa kilomet từ nhà ga. Và lần nữa, câu chuyện tương tự lại xảy ra. Không âm thanh, không dấu vết. Cứ như những trinh sát đó biến mất vào hư không vậy. Vì thế họ bắt đầu có những lo lắng ở chính nhà ga của họ. Lúc này họ đã gặp rắc rối thật sự – hai đội trinh sát của họ biến mất trong vòng một tuần. Họ phải làm điều gì đó. Họ phải tìm ra cách xử trí. Họ bắt đầu lắp đặt một rào chắn ở mốc thứ ba trăm mét. Họ treo những túi cát lên rào chắn đó, đặt súng máy và đèn – tuân thủ theo những quy tắc trong quân sự. Họ cử một người chạy đến Begovaya – họ đã thành lập môt liên minh với Begovaya và Đường 1905. Thật ra, Cánh đồng tháng 10 cũng tham gia, nhưng rồi có gì đó đã xảy ra, không ai biết chính xác là gì – kiểu như một loại tai nạn. Điều kiện ở đó không thể sinh sống được và tất cả đã trốn đi nơi khác.
“Nhân tiện thì, sau khi họ phái một người chạy đến Begovay để cảnh báo những người ở đó, như họ nói, về vấn đề đang diễn ra và yêu cầu sự giúp đỡ, thì có chuyện đã xảy ra. Người đưa tin đầu tiên chỉ vừa tới Begovay – và những người đó vẫn đang xem xét đưa ra câu trả lời của họ – thì người đưa tin thứ hai xuất hiện ở Begovaya, người ướt đẫm mồ hôi, và nói rằng rào chắn được gia cố thêm trở nên vô dụng, không có khẩu súng nào được sử dụng. Từng người một bị thảm sát. Và như thể là họ bị giết trong lúc ngủ – thật đáng sợ! Nhưng họ làm gì mà ngủ được chứ, không thể ngủ sau những gì họ đã trải qua, chưa kể tới những mệnh lệnh và hướng dẫn này nọ nữa. Lúc này, người ở Begovaya hiểu rằng nếu họ không hành động, chuyện tương tự sẽ diễn ra với họ. Họ trang bị một lực lượng cựu chiến binh, khoảng một trăm người, cùng súng máy và súng phóng lựu. Dĩ nhiên là mất một ít thời gian, khoảng một ngày rưỡi, và họ đã cử nhóm đó đi giúp đỡ. Khi nhóm được cử đi vào Polezhaevskaya, họ không thấy ai còn sống. Thậm chí chẳng có một thi thể nào – chỉ toàn máu là máu. Đó. Ai mà biết thứ quái quỷ nào đã làm chứ. Đối với tôi, tôi không tin con người có khả năng gây ra những việc như thế.”
“Và chuyện gì đã xảy ra với Begovaya?” giọng nói của Artyom nghe không còn bình thường nữa.
“Chẳng có gì xảy ra với họ. Họ đã nhìn ra cách giải quyết và cho nổ sập đường hầm dẫn đến Polezhaevskaya. Tôi nghe cỡ bốn mươi mét đường hầm bị đổ sập; không có thứ gì có thể đào xuyên qua đống đổ nát đó ngoại trừ các loại máy móc đặc biệt, và thậm chí là có cái máy đó đi nữa, tôi cá với cậu là cũng chẳng đào được xa bao nhiêu… Nhưng cậu sẽ tìm thấy cái loại máy như thế ở đâu chứ? Máy móc của chúng ta đã rệu rã cách đây mười lăm năm rồi…”
Pyotr Andreevich im lặng, nhìn chăm chú vào đống lửa. Artyom ho to một tiếng rồi nói:
Vâng… Tôi lẽ ra nên bắn vào thứ đó… Tôi là một thằng ngu.
Một tiếng la lớn đến từ hướng Nam, thẳng hướng với nhà ga:
“Này, mốc bốn trăm mét! Mọi chuyện ở đó ổn chứ?”
Pyotr Andreevich cầm chặt cái loa tay và la lớn trả lời:
“Đến đây! Chúng tôi đang gặp rắc rối ở đây!”
Ba dáng người tiến vào đường hầm, từ nhà ga, ánh sáng phát ra từ đèn pin của họ – có lẽ là những thành viên đội tuần tra từ mốc ba trăm mét. Bước vào vùng sáng của ánh lửa, họ tắt đèn pin và ngồi xuống.
“Này, Pyotr! Vì anh đang ngồi đây. Nên tôi đang tự hỏi là – họ đã phái ai đến tận rìa Trái Đất hôm nay?” một người tuần tra lão làng, đang mỉm cười và lấy ra một điếu thuốc từ túi của mình.
“Nghe này, Andryukha! Một trong những người của tôi đã nhìn thấy ai đó đằng sau kia. Nhưng cậu ta không bắn nó… Nó đã trốn vào đường hầm. Cậu ta nói nó không giống con người.”
“Không giống con người? Thế nó trông thế nào?” Andrey quay sang Artyom.
“Tôi thậm chí còn không nhìn thấy nó… Tôi đã hỏi mật hiệu, và nó chạy biến, hướng về phía Bắc. Nhưng tiếng bước chân không phải con người – chúng nhẹ và rất nhanh, như thể có bốn thay vì hai chân ấy…”
“Hoặc ba!” Andrey vừa nháy mắt, vừa giễu Artyom bằng một khuôn mặt đáng sợ.
Artyom cảm thấy nghẹn ở cổ, nhớ lại những câu chuyện về những thứ ba chân từ tuyến Filevskaya, nơi mà một vài nhà ga đi thẳng lên mặt đất và đường hầm không chạy sâu lắm bên dưới, vì thế họ hầu như không được bảo vệ khỏi phóng xạ. Có những thứ ba chân, những thứ lại có hai đầu và tất cả những thứ quái dị kinh khiếp đã bò trườn khắp nơi ở cái hệ thống tàu điện ngầm này bằng những bộ phận đó.
Andrey lấy ra một bao thuốc lá và nói, “Được rồi các chàng trai, vì chúng tôi đã ở đây rồi thì tại sao không ngồi đây một lúc nhỉ? Nếu có thứ gì ba chân bò tới đây một lần nữa, chúng tôi sẽ giúp một tay. Này, Artyom! Có ấm đun nước chứ?”
Pyotr Andreevich đứng dậy và đổ một ít nước từ một cái bình bằng kim loại vào cái ấm đun nước đã hư hỏng nặng và bám đầy bồ hóng, rồi đặt nó lên ngọn lửa. Vài phút sau, cái ấm réo lên khi nước bên trong bắt đầu sôi. Cái âm thanh đó, quá thân thuộc và thoải mái, nó giúp Artyom cảm thấy ấm áp và bình tâm hơn. Cậu nhìn chăm chú vào những người đang ngồi cạnh đống lửa: tất cả họ đều là những người có ý chí độc lập lớn lao, sự rắn rỏi được tôi luyện từ cuộc sống đầy thách thức, thứ đã đưa họ đến đây. Bạn có thể tin tưởng những người như thế này; bạn có dựa dẫm vào họ. Nhà ga của họ luôn có danh tiếng về sự thành công nhất dọc theo toàn bộ tuyến metro này – và đó là nhờ những người ở đây và những người khác giống như họ. Tất cả đều được kết nối với nhau bằng sự ấm áp, như tình anh em keo sơn.
Artyom chỉ hơn hai mươi tuổi và đã đến thế giới này khi cuộc sống vẫn diễn ra bình thường trên mặt đất. Cậu không ốm và nhợt nhạt như những người được sinh ra ở metro, những người sẽ không dám liều mình đi lên mặt đất vì nỗi sợ phóng xạ và cái nắng thiêu đốt của ánh mặt trời, cái thứ ánh sáng cực kỳ nguy hại cho những kẻ sinh sống dưới lòng đất. Thật sự là vậy, thậm chí là Artyom, theo những gì cậu có thể nhớ, đã từng lên mặt đất duy nhất một lần và chỉ vỏn vẹn trong một vài giây thôi – tia phóng xạ ở đó quá khủng khiếp tới nỗi bất cứ ai chỉ cần tò mò một chút thôi cũng sẽ hoàn toàn bị nướng chín trong vòng một vài tiếng, trước khi có thể xoay sở để tận hưởng một cuộc tản bộ đầy thích thú và thu vào tầm mắt một thế giới kỳ lạ ở trên mặt đất.
Cậu hoàn toàn không nhớ cha mình. Mẹ cậu đã ở với cậu cho tới khi cậu năm tuổi. Họ sống ở Timiryazevskaya. Ở đó rất tốt và cuộc sống thật dễ chịu và bình yên cho tới khi Timiryazevskaya trở thành nạn nhân của những con chuột cống bị nhiễm độc.
Một ngày nọ, những con chuột to lớn, xám ngoét và ướt nhẹp chui ra từ một trong những đường hầm ở phía tối của nhà ga mà không có bất cứ cảnh báo nào. Nó là đường hầm tách rời khỏi nhánh chính, là nhánh đường hầm đã bị lãng quên của mạch chính được xây dựng đầu tiên ở phía Bắc, chạy sâu xuống lòng đất, và rồi mất hút trong một mạng lưới chằng chịt của hàng trăm hàng lang tàu điện ngầm – những mê cung kinh hãi đầy lạnh lẽo và hôi thối. Đường hầm này chạy thẳng vào vương quốc của lũ chuột cống, nơi mà ngay cả một người mê đắm phiêu lưu đây đó đến vô phương cứu chữa cũng không dám đi vào. Thậm chí một kẻ lang thang rồi bị lạc, không thể tìm được đường ra dù đã sử dụng bản đồ và những lối đi dưới lòng đất, cũng sẽ dừng lại ở ngưỡng này, bằng trực giác sẽ cảm nhận thấy sự đen tối và nguy hiểm chết người đang trồi lên, và kẻ đó sẽ nhanh chóng rời khỏi cái miệng dẫn lối vào đường hầm đó, như thể chạy khỏi những cánh cổng của một thành phố đang bị dịch bệnh vậy.
Không ai dám làm phiền lũ chuột. Không ai đi vào lãng địa của chúng. Không ai dám xâm phạm ranh giới của chúng.
Chúng thì đến với con người.
Nhiều người đã chết ngày hôm đó, khi những con chuột khổng lồ – to lớn hơn bất cứ con chuột nào từng được nhìn thấy ở nhà ga hoặc đường hầm – tràn qua những rào chắn và nhà ga như một cơn lũ, chôn vùi toàn bộ lực lượng bảo vệ và người dân ở đây, bóp nghẹt những tiếng la hét trước khi chết của họ bằng cơ thể khổng lồ của chúng. Ăn sạch mọi thứ trên đường đi – người sống, kẻ chết, và cả đồng loại đã chết của chúng nữa – những con chuột tiến về phía trước và xé nát mọi thứ, càng lúc càng xa, chúng hăng say, kiên định và được thúc đẩy bởi một thế lực nào đó vượt ra khỏi sự hiểu biết của con người.
Chỉ một vài người còn sống. Không phải phụ nữ, người già hay trẻ em nào – không phải những người mà bình thường sẽ được ưu tiên giải cứu đầu tiên, mà là năm người đàn ông khỏe mạnh đã xoay sở để thoát khỏi cơn lũ tàn sát đang quét qua. Và lý do duy nhất họ thoát khỏi nó là vì họ đã ở gần một cái xe đẩy, trong một ca trực ở đường hầm phía Nam. Khi nghe những tiếng la hét từ nhà ga, một trong số họ đã chạy nhanh về phía đó để xem có chuyện gì. Timiryazevskaya đang dần sụp đổ lúc anh ta nhìn thấy nó khi vừa bước vào nhà ga. Ở lối vào nhà ga, anh ta hiểu những gì đã xảy ra khi một vài những con chuột lọt vào trong sân ga và rồi anh ta quay trở lại, biết rằng mình không thể giúp gì cho những người đang bảo vệ nhà ga, bỗng cánh tay anh bị tóm lại từ đằng sau. Anh quay người lại và nhìn thấy một phụ nữ, khuôn mặt cô ấy méo mó vì sợ hãi, giữ chặt vạt áo của anh, hét lớn, trong nỗ lực vượt qua rất nhiều giọng nói tuyệt vọng khác, “Cứu thằng bé, chiến sĩ! Xin rủ lòng thương!”
Anh ta nhìn thấy cô ấy đang dúi vào tay anh một bàn tay trẻ con, một bàn tay nhỏ nhắn, múp míp và anh đã tóm lấy bàn tay đó mà không nghĩ rằng mình đang cứu mạng một ai đó. Anh ta kéo thẳng bé đang ở phía sau ra trước, nhấc nó lên và ôm trọn nó vào lòng, anh chạy cố sống cố chết khỏi lũ chuột đang tràn tới trong một cuộc đua tử thần – hướng thẳng phía trước, nơi có chiếc xe đẩy cùng những đồng đội trong đội tuần tra đang chờ ở đó. Anh bắt đầu hét lớn từ phía xa, ở khoảng cách khoảng năm mươi mét hoặc cỡ đó, nói họ hãy khởi động xe đẩy. Xe đẩy của họ là loại động cơ, là cái duy nhất trong vòng mười nhà ga ở gần đó, và nó là cơ hội duy nhất để họ có thể chạy thoát khỏi lũ chuột. Những người tuần tra phóng nhanh về trước và băng qua nhà ga bị bỏ hoang Dmitrovskaya với tốc độ tối đa, nơi một vài người sống ẩn dật tìm kiếm chỗ ở, bọn họ hét lên với những người đó: “Chạy đi! Lũ chuột! (mà không nhận ra rằng sẽ chẳng có cơ hội nào cho những người đó có thể tự cứu lấy mình). Khi họ tới được những sân ga ở Savyolovskaya (cùng với con người, cảm ơn Chúa, mọi chuyện đều ổn thỏa), họ chạy chậm lại để không bị bắn. Ở một tốc độ cao như thế hẳn là sẽ bị bắn ngay vì cho rằng bọn họ là những kẻ tấn công nào đó. Họ hét lớn hết mức có thể vào đội vệ binh, “Chuột! Lũ chuột đang đến!” Họ đã chuẩn bị để tiếp tục chạy ngay xuyên qua Savyolovskaya, và xa hơn nữa dọc theo đường ray, chuẩn bị tinh thần cầu xin để được cho qua, miễn là có nơi nào đó xa hơn để đi, miễn là cái dòng nham thạch màu xám kia vẫn chưa dâng cao nhấn chìm toàn bộ cái metro này.
Nhưng may mắn thay, có thứ gì đó ở Savyolovskaya đã cứu họ, nhà ga và có lẽ là toàn bộ tuyến Serpukhovsko – Timiryazevskaya. Khi ở gần nhà ga, người ướt nhẹp mồ hôi, bọn họ hét lớn vào đội vệ binh Savyolovskaya về việc thoát khỏi cái chết trong gang tấc của mình, thì trong lúc đó, đội vệ binh ở chốt này nhanh chóng kéo xuống một tấm bạt đang phủ lên một thiết bị trông rất ấn tượng.
Nó là thiết bị phun lửa, được lắp ráp bởi các thợ thủ công địa phương từ các phụ tùng máy móc – đồ làm bằng tay, nhưng cực kỳ mạnh mẽ. Khi làn sóng những con chuột đầu tiên xuất hiện, tụ tập lại và bạn có thể nghe âm thanh lạo xạo và tiếng cào cấu phát ra từ móng chân của hàng ngàn con chuột từ trong bóng tối, đội vệ binh bắt đầu phun lửa. Lửa sẽ không tắt cho tới khi hết nhiên liệu. Một ngọn lửa màu cam dài hơn cả chục mét rít lên lấp đầy đường hầm và đốt cháy những con chuột, đốt tất cả chúng, không ngơi nghỉ, trong mười, mười lăm, hai mươi phút. Đường hầm tràn ngập thứ mùi hôi kinh tởm từ da thịt bị đốt cháy và tiếng rít hoang dại của lũ chuột. Và đằng sau đội vệ binh của Savyolovskaya, những người đã trở thành anh hùng và có được danh tiếng ở toàn bộ tuyến metro này, chiếc xe đẩy đến một trạm dừng, từ từ dừng lại. Trên đó là năm người đàn ông đã trốn thoát khỏi nhà ga Timiryazevskaya, và có thêm một sinh mạng nữa – đứa trẻ họ đã cứu. Một cậu bé. Artyom.
Lũ chuột lút rui. Cơn cuồng nộ của chúng đã bị phá vỡ bởi một trong những phát minh quân sự thiên tài cuối cùng của con người. Con người luôn là loài giết chóc giỏi hơn bất kì sinh vật sống nào.
Lũ chuột lũ lượt trở lại vương quốc rộng lớn của chúng, không một ai biết được kích thước thật sự của vương quốc đó. Tất cả những mê cung này, nằm sâu bên dưới lòng đất, quá bí ẩn và có vẻ như nằm ngoài sự vận hành của metro này. Khó mà tin được, mặc dù đã có sự xác nhận của rất nhiều người trong chính quyền, rằng tất cả công trình này đều được xây dựng bởi những con người hết sức bình thường.
Như một người trong chính quyền đã từng làm công việc phụ giúp chỉ huy tàu trên một tàu điện cách đây rất lâu. Không có nhiều người làm công việc như anh ta và vì thế những người như anh ta rất đáng giá, họ đã chứng minh rằng mình là những người duy nhất có thể đạt được mục tiêu bằng mọi cách. Họ không thấy sợ hãi dù đang ở bên ngoài những chiếc container an toàn và thoải mái của tàu, hoặc trong những đường hầm tối tăm của hệ thống tàu điện ngầm Moscow, hoặc bên dưới lòng đất toàn đá là đá của cái thủ phủ tàu điện vĩ đại này. Mọi người ở nhà ga đều tôn trọng họ và cũng dạy con cái họ như thế; có lẽ đó là lý do mà Artyom luôn nhớ ông ấy, nhớ suốt cả cuộc đời: một người đàn ông gầy gò, hốc hác, hao mòn vì những năm tháng dài đằng đẵng làm việc bên dưới lòng đất, người mặc bộ đồng phục nhân viên metro đã sờn chỉ vá vai và bạc màu theo năm tháng, nhưng ông vẫn luôn cảm thấy kiêu hãnh như một quân nhân về hưu đang mang trên mình chiếc quân phục. Ngay cả Artyom, khi đó vẫn là một đứa trẻ, cũng nhìn thấy được phẩm giá và uy quyền trong cái dáng vẻ ốm yếu của người phụ giúp chỉ huy tàu…
Dĩ nhiên là vậy rồi. Đối với tất cả những người đã sống sót, những nhân viên metro như người hướng dẫn địa phương cho những chuyến thám hiểm khoa học trong những khu rừng già. Họ có niềm tin tôn giáo, họ hoàn toàn phụ thuộc vào nó, và sự sống còn của những người khác thì phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của họ. Nhiều người trong số họ trở thành người đứng đầu của các nhà ga khi hệ thống liên minh của chính phủ tan rã, và metro bị chuyển đổi từ một hệ thống phòng vệ dân sự phức tạp, một nơi trú ẩn vĩ đại khỏi phóng xạ thành những nhà ga rời rạc được cai quản bởi những quyền lực riêng lẻ và bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn và rối ren. Các nhà ga trở nên độc lập, tự cung tự cấp, cùng chính quyền nhỏ bé riêng biệt, với hệ tư tưởng, chế độ, lãnh đạo và đội quân của riêng mình. Họ chống đối nhau, hoặc liên minh với nhau. Một ngày nọ họ trở thành những trung tâm rộng lớn của một đế chế đang trỗi dậy, và ngày hôm sau đế chế này lại bị khuất phục và thuộc địa bởi những kẻ trước kia là bạn bè hoặc nô lệ của họ. Họ hình thành nên những liên minh ngắn ngủi để chống lại kẻ thù chung, và rồi lại quay sang đấu đá nhau kịch liệt khi hiểm họa qua đi. Họ điên cuồng ẩu đả nhau để tranh giành mọi thứ: không gian sống, thức ăn – những loài thảo mộc có men albumin, những loài nấm sinh trưởng không cần ánh sáng, những chuồng gà và trại heo, nơi nhưng con heo dưới lòng đất nhợt nhạt và những con gà gầy nhom được nuôi từ những loài nấm không màu trong lòng đất. Họ đánh nhau, dĩ nhiên là vì nguồn nước nữa – và cụ thể là những bộ lọc nước. Những kẻ man rợ – những người không biết cách sửa chữa hệ thống lọc nước đã qua sử dụng – bị chết dần vì nguồn nước nhiễm phóng xạ, sẽ tự quăng mình vào rào chắn bảo vệ khu dân cư trong cơn thú tính, ở những nhà ga nơi có máy nổ và các trạm thủy điện nhỏ tự chế hoạt động, nơi các bộ lọc được sửa chữa và vệ sinh thường xuyên, nơi được chăm sóc bởi bàn tay phụ nữ, mặt đất ẩm thấp nơi đây sẽ lấm tấm những chiếc mũ trắng nhỏ bé của loài nấm champignons, và những con lợn được ăn no nê thì đang kêu trong chuồng của chúng.
Họ được thúc đẩy tiến lên phía trước, cùng với những cuộc tấn công trong tuyệt vọng và kéo dài vô tận, bởi bản năng tự vệ, và bởi nguyên tắc cách mạng bất diệt: chinh phục và chia rẽ. Để bảo vệ thành công các nhà ga, những cựu chiến binh quân sự tổ chức các đội quân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng chống lại những cuộc tấn công phá hoại. Họ tổ chức các đợt phản công để giành lại từng mét đường hầm liên thông nhiều nhà ga. Nhà ga là nơi xây dựng quyền lực quân sự để phản hồi lại bất kỳ cuộc đột kích bất ngờ nào bằng các chiến dịch quân sự trả đũa; để đẩy những cư dân láng giềng ra khỏi nơi đang duy trì sự sống của họ, trong trường hợp không đạt được những thỏa thuận hòa bình; để chống lại những thứ kinh tởm đang bò ra khỏi những cái lỗ và trong đường hầm. Bọn chúng là những sinh vật kì lạ, quái dị và nguy hiểm, những sinh vật có vẻ sẽ khiến Darwin cảm thấy thất vọng vì không tuân theo những quy luật tiến hóa. Những con quái thú này khác rất nhiều khi chúng từng là các loài vật, là con người và dù cho bọn chúng đã được tái sinh bên dưới ánh mặt trời vô hình và hủy diệt, chuyển đổi từ loài động vật hiền lành vô hại thành sinh vật của địa ngục; hoặc dù cho bọn chúng đã luôn sống ở những nơi sâu thẳm bên dưới lòng đất, chỉ để giờ đây bị quấy nhiễu bởi loài người – thì bọn chúng vẫn là một phần hiện hữu của cuộc sống trên Trái Đất. Bị biến dạng, bị biến đổi – nhưng vẫn là một phần của cuộc sống. Và chúng vẫn được thúc đẩy bởi một thứ động lực được biết đến với tất cả mọi sinh vật hữu cơ trên hành tinh này.
Tồn tại. Tồn tại bằng bất cứ giá nào.
Artyom nhận lấy cái ly sứ màu trắng, bên trong có một ít trà được làm tại nhà ga đang sóng sánh bên trong. Dĩ nhiên, nó không thực sự là trà, mà là sự pha trộn giữa những loại nấm đã làm khô và mấy thứ linh tinh khác. Trà thật là đồ hiếm. Họ sử dụng rất hạn chế và chỉ uống vào những dịp đặc biệt, và nó có giá cao gấp nhiều lần giá của loại nấm được pha trộn này. Tuy nhiên, họ rất thích thứ uống ở khu nhà ga của mình và thậm chí còn tự hào gọi nó là ‘trà’. Sự thật là những ai chưa từng thử qua sẽ nhổ nó ra ngay lần đầu tiên uống, vì chưa quen với mùi vị của nó; nhưng rồi sẽ quen với nó rất nhanh. Danh tiếng về loại trà này vươn ra khỏi nhà ga của họ – thậm chí những tay buôn cũng đến lấy, hết người này tới người khác, mạo hiểm mạng sống, và ngay sau đó trà của họ đi khắp các tuyến ở metro – thậm chí những người ở Hanseatic League cũng bắt đầu thích thú với nó và những đoàn người lên đến số lượng cực kỳ lớn thích thú loại nguyên liệu pha trộn thần kỳ này xoay hướng về nhà ga VDNKh. Dòng tiền bắt đầu xuất hiện. Và ở đâu có tiền, ở đó có vũ khí, có gỗ và có vitamins. Và có cả cuộc sống nữa. Khi họ bắt đầu làm ra những nguyên liệu trà ở nhà ga VDNKh, nhà ga bắt đầu phát triển mạnh mẽ; những người từ những nhà ga gần đó di chuyển đến và hàng loạt các đường ray được đặt ngay nhà ga này; sự thịnh vượng trỗi dậy. Họ cũng rất tự hào về những con heo ở VDNKh, và những câu chuyện kể rằng, đây là nhà ga mà những con heo đã được đưa vào metro: quay trở lại những ngày đầu khi những người liều lĩnh đã tìm cách đến “khu nhân giống heo” ở Triển lãm và xoay sở đưa bọn chúng đi xuống nhà ga.
“Nghe này, Arytom – Mọi chuyện với chú Sukhoi sao rồi?” Andrey hỏi, vừa uống vừa thổi nguội ly trà của mình một cách cẩn thận.
“Chú Sasha? Mọi thứ đều ổn. Chú ấy đã trở lại cách đây ít lâu kể từ khi leo xuống một tuyến tàu với một vài người của chúng ta. Một cuộc thám hiểm. Anh biết đấy”
Andrey lớn hơn Artyom khoảng mười lăm tuổi. Nói chung thì anh ta là một trinh sát, thường đứng canh gác xa mốc bốn trăm mươi mét, và chỉ được giao công việc như một người chỉ huy rào chắn. Ở đây, họ để anh canh gác ở mốc thứ ba trăm mét, với trang bị đầy đủ, nhưng anh cảm thấy có một sự thôi thúc mãnh liệt, anh tận dụng bất cứ lý do nào, bất cứ báo động giả nào để tiến gần hơn đến bóng tối, đến những bí mật đằng sau. Anh thích đường hầm và biết rất rõ những nhánh rẽ của chúng, nhưng ở nhà ga anh cảm thấy không thoải mái khi ở cùng với những nông dân, công nhân, thương nhân và những quản lý – anh cảm thấy mình thừa thải, có lẽ vậy. Anh không thể cuốc đất để trồng nấm, hoặc thậm chí tệ hơn, mắc kẹt với những con heo mập mạp ở những nông trại của nhà ga cùng với những loại nấm, quỳ gối bón phân cho chúng. Và anh cũng không thể làm một tay buôn – anh đã không thể chịu nổi những tay buôn từ khi anh sinh ra. Anh luôn là một người lính, một chiến binh và anh luôn tin bằng tất cả linh hồn mình rằng đó là cái nghề đáng giá duy nhất của một người đàn ông. Anh tự hào rằng mình đã luôn bảo vệ những nông dân mình mẩy hôi hám, những tay buôn nhắng nhít, những người quản lý tháo vát, phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ bị thu hút vì sự sự kiêu ngạo, tự tin của anh, về tính cách ôn hòa của anh đối với những người xung quanh (vì anh luôn có khả năng bảo vệ họ). Phụ nữ hứa hẹn về tình yêu dành cho anh, giúp anh thoải mái nhưng anh chỉ có cảm giác thoải mái khi ở đằng sau mốc ranh, ở đằng sau cái khúc ngoặc đó, nơi những ánh đèn của nhà ga không thể vươn tới. Và phụ nữ không đi theo anh. Lý do là gì nhỉ?
Giờ thì anh cảm thấy có chút nóng sau khi thưởng thức ly trà, anh cởi cái mũ beret cũ kĩ màu đen ra và chùi vệt nước trà còn vương trên mép bằng ống tay áo. Sau đó anh bắt đầu hỏi Artyom đầy háo hức về những tin tức và lời đồn từ phía Nam, được kể lại từ cuộc thám hiểm gần đây, từ cha nuôi của Artyom – một người đàn ông mà cách đây mười chín năm đã ẵm cậu chạy thoát khỏi lũ chuột ở Timiryazavskaya, không thể bỏ lại đứa trẻ và quyết định nuôi nấng nó.
“Tự tôi có lẽ cũng biết một hai chuyện, nhưng tôi vẫn rất sẵn lòng lắng nghe, dù cho nghe lần thứ hai đi nữa. Cậu có phiền không?” Andrey nài nỉ.
Andrey không cần phải tốn thời gian thuyết phục Artyom: tự bản thân cậu cũng rất thích nhớ lại và kể lại những câu chuyện từ cha nuôi của mình – mọi người sẽ lắng nghe chúng, và há hốc mồm kinh ngạc.
“Anh có lẽ đã biết về nơi họ đã đi…” Artyom bắt đầu.
“Tôi biết họ đi về hướng Nam. Quá bí mật, những “người leo trèo” của cậu, Andrey cười lớn. Họ là những nhiệm vụ đặc biệt của những người chỉ huy, cậu biết đấy! anh ta nháy mắt với một người trong đội mình.
“Thôi đi, chẳng có gì bí mật đâu!” Artyom vẫy tay phản đối. Cuộc thám hiểm đó chỉ là đi do thám, thu thập thông tin thôi… Những thông tin đáng tin cậy. Bởi vì anh không thể tin những kẻ lạ mặt, những tay buôn khua môi múa mép với chúng ta ở nhà ga – bọn họ có thể là những tay buôn hoặc những đặc vụ mật, nhằm lan truyền thông tin sai”
“Cậu đừng bao giờ tin mấy tụi tay buôn” Andrey càu nhàu. “Bọn chúng chẳng tốt đẹp gì đâu. Sao mà có thể tin một người mà – ngày hôm nay bán trà của cậu ở Hansa và hôm sau bán cậu và ruột gan phèo phổi của cậu cho ai đó. Họ có thể cũng đang thu thập thông tin ngay đây, trong số chúng ta. Nói thật là tôi cũng không tin ai trong mấy người chúng ta đâu.”
“Này, anh nhìn nhận sai về chúng tôi rồi đấy, Andrey Arkadych. Người của chúng ta tất cả đều ỔN. Anh biết gần hết bọn họ. Họ là con người, giống như những người ở ngoài kia. Họ cũng thích tiền. Họ muốn sống tốt hơn những người khác, họ phấn đấu về một thứ gì đó” Artyom phản đối, cố gắng bảo vệ những tay buôn.
“Đấy. Đó chính xác là những gì tôi đang nói. Họ thích tiền. Họ muốn sống đủ đầy hơn người khác. Và ai biết họ sẽ làm gì khi họ rời khỏi đường hầm? Cậu có dám chắc với tôi là ở nhà ga tiếp theo họ không được thuê bởi những đặc vụ chứ?
“Đặc vụ nào? Đặc vụ của ai mà những người tay buôn chịu phục tùng chứ?”
“Thấy không, Artyom. Cậu vẫn còn trẻ, và có nhiều thứ cậu không biết. Cậu nên lắng nghe những người lớn tuổi hơn – hãy quan sát, và cậu sẽ ở đây lâu hơn một chút.
“Ai đó phải làm công việc của họ! Nếu không có những tay buôn, chúng ta sẽ ngồi đây mà không có quân nhu với súng trường berdan và chúng ta sẽ ném muối vào lũ Dark One xong ngồi uống trà” Artyom giận dữ phản đối.
‘Được rồi, được rồi, nhà kinh tế… Bình tĩnh nào. Cậu tốt hơn nên kể chúng tôi những gì mà chú Sukhoi nhìn thấy đi. Chuyện gì đang xảy ra với những người hàng xóm? Ở Alekseevskaya? Ở Rizhskaya?”
“Ở Alekseevskaya? Chẳng có gì mới. Họ đang phát triển nấm. Và nhân tiện thì Alekseevskaya là gì nhỉ? Là nông trang, tất cả chỉ có vậy… Bọn họ hay nói thế”. Sau đó Artyom hạ giọng xuống để nói về thông tin bí mật mà cậu được kể: “Họ muốn tham gia với chúng ta. Và Rizhskaya cũng không phản đối. Họ đang đối mặt với những áp lực ngày càng lớn ở phía Nam. Không khí ở đó vô cùng ảm đạm – bọn họ thì thầm với nhau về một mối đe dọa đang chực chờ, họ sợ hãi thứ gì đó nhưng là thứ gì thì không ai biết. Họ cũng cho rằng có một đế chế mới trỗi dậy ở phía cuối tuyến, hoặc có thể họ sợ Hansa, cho rằng chính quyền ở đó có lẽ muốn mở rộng, hoặc sát nhập cái gì đó. Và tất cả những trang trại bắt đầu liên kết với nhau. Cả Rizhskaya and Alekseevskaya”
“Nhưng họ muốn gì, trong cái khối liên kết này? Họ muốn đề nghị điều gì?” Andrey hỏi.
“Họ muốn liên minh với chúng ta để tạo ra một hệ thống phòng thủ chung, để gia tăng sức mạnh những đường biên ở cả hai đầu, để xây dựng nguồn chiếu sáng bền vững bên trong những đường hầm liên nhà ga, để thiết lập một lực lượng cảnh sát, chốt kín hai bên đường hầm và hành lang thông giữa các toa tàu, để khởi động những xe đẩy vận chuyển, lắp đặt cáp điện thoại di động, thiết kế bất kỳ không gian nào dùng cho việc phát triển nấm… Họ muốn một nền kinh tế chung – để làm việc và giúp đỡ lẫn nhau, nếu cần thiết.”
“Vậy lúc chúng ta cần họ thì họ đã ở đâu? Lúc mấy con giòi bọ kinh tởm từ Botanical Gardens, từ Medvedkov bò tới chúng ta thì họ ở đâu? Lúc lũ Dark One tấn công chúng ta, họ đã ở đâu? Andrey gầm lên giận dữ.
“Đừng nói xúi quẩy, Andrey, cẩn thận cái miệng anh đấy!” Pyotr Andreevich xen vào. “Lũ Dark One đã không xuất hiện một thời gian rồi, và hãy mừng cho điều đó. Không phải chúng ta đã đánh bại chúng. Một thứ gì đó đã xảy ra, thứ gì đó trong số chúng, và giờ bọn chúng trở nên im ắng. Bọn chúng có lẽ đang tiết kiệm sức lúc này. Vì thế một liên minh cũng chẳng gây hại gì cho chúng ta. Thậm chí nếu chúng ta liên minh với những người láng giềng này, nó sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên.
“Và chúng ta sẽ tự do, bình đẳng và xem nhau anh em! Andrey mỉa mai, trong khi ngồi vân vê ngón tay của mình.
“Sao anh cố chấp vậy hả? Artyom bực bội hỏi.
“Không có gì đâu, tiếp tục đi, Artyom” Andrey trả lời. “Chúng ta sẽ nói chuyện với Pyotr về chuyện đó sau. Đó là cuộc tranh cãi dài hơi giữa bọn tôi”
“Được rồi. Và họ nói rằng lãnh đạo của họ có vẻ đồng ý. Cơ bản là không có bất kỳ phản đối nào. Điều cần thiết chỉ là xem xét lại những chi tiết. Sẽ sớm có cuộc họp. Và sau đó là một buổi “trưng cầu dân ý”
“Ý cậu là sao? “Trưng cầu dân ý””? Là nếu người ta đồng ý thì không sao. Còn nếu họ không đồng ý thì lại cho là họ suy nghĩ chưa kỹ và cho phép họ suy nghĩ lại à” Andrey nói châm biếm.
“À, Artyom, chuyện gì đang xảy ra ở ngoài Rizhskaya?” Pyotr Andreevich hỏi, phớt lờ Andrey.
“Nhà ga kế tiếp nó là gì nhỉ? À Prospect Mir. Cũng thật hợp lý khi là nhà ga Prospect Mir. Nó nằm trên đường ranh giới của Liên minh Hanse. Cha nuôi tôi nói rằng mọi thứ vẫn thế giữa Hansa và Hồng Tuyến – bọn họ vẫn giữ sự hòa hảo với nhau. Không bên nào có ý nghĩ chiến tranh với nhau nữa” Artyom kể lại.
“Liên minh Hansa” là tên gọi của “Thỏa ước những nhà ga trong vòng tuyến (Concord of Ring Line Stations).” Những nhà ga này nằm ngay nút giao của tất cả các tuyến, và điều đó có nghĩa là chúng nằm trên tất cả các tuyến đường trao đổi buôn bán. Những tuyến này lại liên kết với những tuyến khác thông qua các đường hầm, tại đây nó trở thành nơi gặp gỡ của các thương nhân đến từ khắp nơi ở metro. Những thương nhân này giàu lên với tốc độ thần kỳ và nhanh chóng nhận ra sự thịnh vượng đó đang thu hút quá nhiều kẻ thù, vì thế họ quyết định liên minh với nhau. Tên chính thức quá dài, và có người trong số họ nói là, Concord còn có thể gọi là Hansa (ai đó đã từng so sánh chính xác bọn họ với liên minh những thành phố giao thương ở nước Đức thời Trung cổ). Từ này ngắn và dễ nhớ hơn. Từ lúc bắt đầu, Hansa chỉ có một vài nhà ga; Sự thỏa hiệp từ từ mới hình thành. Phần của Vòng tròn từ Kievskaya đến Prospect Mir, được gọi là Vòng cung phía Bắc, bao gồm có Kurskaya, Taganskaya và Oktyabrskaya. Sau đó Paveletskaya và Dobrynskaya gia nhập và hình thành nên Vòng cung khác, gọi là Vòng cung phía Nam. Nhưng vấn đề và trở ngại lớn nhất cho sự liên kết của hai Vòng cung Bắc Nam này chính là Tuyến Sokol.
Cụ thể là, cha nuôi Artyom kể rằng, tuyến Sokol là một kiểu tuyến luôn đặc biệt. Khi liếc nhìn qua bản đồ, mọi chú ý của bạn lập tức đồ dồn vào nó. Đầu tiên, nó là một tuyến đi thẳng, thẳng như một cây cung. Thứ hai, nó được đánh dấu bằng màu đỏ tươi trên những tấm bản đồ của metro. Và những nhà ga – cũng được bôi màu đỏ – nằm trên tuyến của nó là: Krasnoselskaya, Krasne Vorota, Komsomolskaya, Biblioteka imena Lenina và Leninskie Gori. Và dù vì những cái tên này hoặc vì lý do gì đó khác, thì tuyến này tự nó cũng thu hút những người hoài niệm về một quá khứ vinh quang của Liên bang Xô viết. Ý tưởng về sự hồi sinh Liên bang Xô viết dễ dàng thấy được ở đây. Đầu tiên, chỉ một nhà ga quay trở lại những ý tưởng về cộng sản và nguyên tắc về xã hội chủ nghĩa, sau đó là một nhà ga khác và rồi những người từ khắp đường hầm bên cạnh bắt được làn gió về cuộc cách mạng đầy lạc quan này và rời khỏi chính quyền của họ, rồi cứ thế cứ thế. Những cựu chiến binh vẫn còn sống, những người trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Lenin (Komsomol) và các quan chức Đảng trước đây, những thành viên trường tồn của giai cấp vô sản – tất cả họ tập hợp lại bên nhau ở những nhà ga giương cao lá cờ cách mạng này. Họ thành lập một ủy ban, chịu trách nhiệm về việc phổ biến Cuộc cách mạng mới này và ý tưởng cộng sản của nó trong toàn bộ hệ thống metro, dưới cái tên gần giống với kỷ nguyên Lenin là “Intersational”. Nó chia ra nhóm hoạt động cách mạng và nhóm tuyên truyền chuyên nghiệp và gửi họ đến các nhà ga của kẻ thù. Nhìn chung, rất ít mâu thuẫn xảy ra vì những người dần chết đói của tuyến Sokol đang thèm khát phục hồi sự công bằng, vì thế, theo những gì họ hiểu, ngoại trừ chủ nghĩa quân bình chưa thể lý giải, thì không còn lựa chọn nào khác. Vì thế toàn bộ nhánh, khi có sự mâu thuẫn về tư tưởng ở một đầu của cánh cung, sẽ nhanh chóng bị nhấn chìm bởi ngọn lửa đỏ thắm của cách mạng. Những nhà ga quay trở lại cái tên cũ, những cái tên Xô viết: Chistye Prudy trở lại thành Kirovskaya; Lubyanka trở thành Dzerzhinskaya; Okhotnyi Ryad trở thành Prospect Marx. Những nhà ga mang những cái tên trung lập thì được đặt tên lại để mang rõ hệ tư tưởng hơn: Sportivnaya trở thành Kommunisticheskaya; Sokolniki trở thành Stalinskaya; Preobrazhenskaya Ploshchhad nơi khởi nguồn tất cả, trở thành Znamya Revolutsya. Và chính cái tuyến này, đã từng mang tên Sokol, được gọi là Hồng Tuyến (Red Line) – nhớ lại ngày xưa những người Matxcova hay gọi những tuyến metro của họ theo màu sắc trên bản đồ của chúng, nên giờ tuyến này được gọi chính thức là Hồng Tuyến cũng hợp lý.
Nhưng cuộc cách mạng này chẳng thể đi xa.
Khi Hồng Tuyến tự nó hình thành nên và có những tư tưởng về việc trải rộng chính nó trên khắp metro, những nhà ga khác nhanh chóng mất kiên nhẫn. Quá nhiều người nhớ về thời kỳ Xô viết. Quá nhiều người nhìn thấy những kẻ kích động quần chúng được gửi tới bởi Interstational ở metro như một khối u đang lan nhanh và đe dọa giết chết mọi cơ quan nội tạng bên trong. Và ngày càng nhiều những lời hứa hẹn của những người kích động và tuyên truyền lan khắp metro, rằng nếu gia nhập vào lực lượng của Xô viết, họ sẽ có trải nghiệm về chủ nghĩa cộng sản thật sự (nó không giống như những gì mà Lenin đã nói – nó mang tính bóc lột nhiều hơn), những người ngoài cuộc chơi không còn bình tĩnh được nữa. Những người lan truyền khẩu hiệu của Interstational đều bị bắt và ném trả về cộng đồng Xô viết của họ. Sau đó lãnh đạo của Hồng Tuyến quyết định rằng đã đến lúc hành động kiên quyết hơn: nếu phần còn lại của metro không chào đón ngọn lửa cách mạng thì cần phải tạo cho họ một động lực. Những nhà ga bên cạnh lo lắng về sự gia tăng sức mạnh của tuyên truyền cộng sản cũng đi đến kết luận tương tự. Kinh nghiệm lịch sử quý báu cho thấy rằng, không thứ gì tiêm vi khuẩn cộng sản vào một nơi nào đó tốt hơn một cái lưỡi lê.
Và sấm sét bùng nổ.
Liên minh chống cộng sản, được dẫn đầu bởi Hansa, đã đập vỡ Hồng Tuyến và muốn đóng chặt Vòng tròn, chấm dứt các hành động kêu gọi. Phía Hồng Tuyến dĩ nhiên không hề nghĩ về khả năng kháng cự có tổ chức và đánh giá quá cao bọn họ. Chiến thắng dễ dàng mà họ đã mong muốn trở nên mơ hồ. Chiến tranh hóa ra lại quá dài và đẫm máu – có nghĩa là dân số metro sẽ ngày một ít lại… Cuộc chiến diễn ra trong gần một năm rưỡi và hầu như là những cuộc chiến du kích, đánh lạc hướng, tạo chướng ngại ở những đường hầm, xử tử tù nhân và những hành động tàn bạo được thực hiện bởi cả hai bên. Tất cả những thứ cần có trong một cuộc chiến đều có: tổ chức quân đội, bao vây, phá vỡ vòng vây, những chiến thắng, những chỉ huy, người hùng và kẻ phản bội. Nhưng đặc điểm chính của cuộc chiến này là không có bên tham chiến nào thật sự tạo được một lợi thế ở một khoảng cách đáng kể.
Đôi khi một bên đang giành được lợi thế, tổ chức chiếm lấy một nhà ga kế cận, nhưng đối thủ của họ kháng cự, huy động thêm lực lượng – và cán cân lại nghiêng về phía bên kia.
Nhưng chiến tranh làm cạn kiệt nguồn lực. Chiến tranh loại bỏ những người giỏi nhất. Và cuộc chiến này dần kiệt sức. Những kẻ sống sót trở nên mệt mỏi. Chính quyền cách mạng đã tinh tế thay thế những vấn đề ban đầu của họ bằng những thứ khác khiêm tốn hơn. Ngay từ khi bắt đầu, họ đã đấu tranh cho hai nhánh quyền lực xã hội và những lý tưởng cộng sản trải khắp bên dưới mặt đất và giờ thì Hồng Tuyến chỉ muốn kiểm soát thứ họ xem là thánh đường nội bộ của họ: một nhà ga được gọi là Quảng trường Cách mạng. Đầu tiên là vì tên của nó và lý do thứ hai là vì nó nằm ở gần Quảng trường Đỏ và Điện Kremlin hơn bất kỳ nhà ga nào ở metro này, nơi những tòa tháp vẫn còn được tô điểm bằng những ngôi sao làm từ đá ruby và nếu bạn có lòng tin thì sẽ có những người dũng cảm nào đó có một hệ ý thức quá mạnh mẽ đến nỗi họ có thể chui lên mặt đất chỉ để nhìn thấy chúng. Nhưng dĩ nhiên, ở trên đó, gần Điện Kremlin, ngay trung tâm của Quảng trường Đỏ là Lăng Lênin. Dù cho thân xác Lenin còn ở đó hay không – chẳng ai biết điều đó – thì nó thật sự chẳng còn quan trọng. Vì nhiều năm trong kỷ nguyên Xô viết, nơi đây không còn là một ngôi mộ đơn thuần mà đã trở thành một đền thờ thiêng liêng, một biểu tưởng của sự tiếp nối quyền lực.
Những nhà lãnh đạo vĩ đại của quá khứ đã bắt đầu những cuộc diễu hành ở đó. Những lãnh đạo của hiện tại thì tôn thờ nó. Vì thế người ta nói rằng, từ những văn phòng ở nhà ga Quảng trường Đỏ có những lối đi bí mật đến những phòng thí nghiệm được che đậy ở lăng này, và từ đó dẫn trực tiếp đến cỗ quan tài.
Hồng tuyến vẫn còn Prospect Marx, ban đầu có tên là Okhotnyi Ryad, được gia cố và trở thành một căn cứ khi những cuộc tấn công vào Quảng trường Cách mạng được phát động. Các nhà lãnh đạo cách mạng phát động các các chiến dịch giải phóng nhà ga này và hầm mộ của nó, họ chúc phúc cho nó. Nhưng những kẻ bảo vệ nó cũng hiểu ý nghĩa của nó đối với Hồng Tuyến và họ đã chiến đấu tới giọt máu cuối cùng. Quảng trưởng Cách mạng đã trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Những cuộc chiến dữ dội và đẫm máu nhất diễn ra ở lối đi vào nhà ga. Vô vàn người chết ở đó. Có những người hùng, những người đỡ đạn bằng ngực của họ, và những người dũng cảm buộc chính họ vào rào chắn để tự sát bằng bom cùng với quân địch, và cả những người sử dụng những máy phun lửa bị cấm… Nhưng mọi thứ chỉ là vô nghĩa. Họ tái chiếm nhà ga trong một ngày nhưng không thể xoay sở để gia cố nó, và rồi họ bị đánh bại, bị đầy lùi ở ngày tiếp theo khi liên minh quay lại bằng một cuộc phản công khác.
Điều tương tự cũng xảy ra ở Thư viện Lênin, khi pháo đài của Hồng Tuyến và lực lượng của liên minh liên tục giằng co để chiếm được nơi đây. Nhà ga có giá trị chiến lược quan trọng bởi vì nếu chiếm được nó, liên minh có thể chia rẽ Hồng Tuyến thành hai phần, và rồi họ sẽ có một con đường chạy thẳng đến ba tuyến nhà ga khác mà không có bất kỳ tuyến ga nào bị Hồng Tuyến cắt qua. Nhà ga này là nơi duy nhất có thể làm điều đó. Nó giống như một tuyến bạch huyết, đang bị nhiễm dịch bệnh Đỏ và sẽ lây lan ra khắp cơ quan nội tạng. Và để ngăn chặn điều đó, họ phải chiếm được Thư viện Lenin, bằng bất cứ giá nào.
Nhưng cũng giống như những cố gắng bất thành của Hồng Tuyến trong việc chiếm Quảng trường Cách mạng, thì những nỗ lực của phía liên minh cũng chẳng mang lại kết quả gì ở mục tiêu Thư viện Lênin. Bọn họ đã mệt mỏi với cuộc chiến. Tình trạng đào ngũ xuất hiện liên tục, và cũng có những trường hợp làm hòa khi binh lính hai bên hạ vũ khí lúc bọn họ giáp mặt nhau… Nhưng, không giống như Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, Hồng Tuyến không có được thuận lợi. Ngòi nổ cách mạng của họ tắt ngấm trong lặng lẽ. Phía Liên minh cũng chả khá hơn: không mấy hài lòng khi đối diện với sự thật rằng họ vẫn cảm thấy lo sợ cho cuộc sống của họ, người ta tự tụ tập lại và rời khỏi những nhà ga trung tâm đến những nhà ga phía xa theo những nhóm gia đình lớn. Liên minh Hansa trở nên trống rỗng và già yếu. Chiến tranh cũng gây ảnh hưởng tồi tệ đến giao thương; những thương nhân tìm những con đường buôn bán khác ở xung quanh hệ thống và những tuyến đường giao thương quan trọng vì thế mà trống rỗng và chẳng còn nhộn nhịp như trước nữa…
Những chính khách được ủng hộ bởi số ít những binh lính thì phải nhanh chóng tìm cách để kết thúc trận chiến, trước khi những mũi súng chĩa ngược về phía họ. Vì thế lãnh đạo từ phía kẻ thù đã gặp nhau trong một điều kiện vô cùng bí mật, ở một nhà ga được xem là trung lập nhất: chủ tịch của Hansa, Loginov cùng đồng minh của mình, Liên bang Arbat, với người đứng đầu là Kolpakov.
Họ nhanh chóng ký thỏa thuận hòa bình. Hai bên trao đổi những nhà ga. Hồng Tuyến nhận về nhà ga Quảng trường Cách mạng đổ nát trong khi nhà ga Thư viện Lênin thì giao về tay của Liên bang Arbat. Đây quả thật chẳng phải một quyết định dễ dàng. Liên bang đã mất đi một trong những phần có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất ở khu phía tây – bắc. Hồng tuyến giờ đây đã bị chia cắt vì có một nhà ga nằm giữa chẳng thuộc về nó và cắt Hồng Tuyến làm hai nửa. Mặc dù các bên đều đảm bảo quyền tự do di chuyển của nhau trong qua những khu vực đó, nhưng điều đó cũng chẳng thể đem lại điều gì cho Hồng Tuyến ngoài nỗi buồn… Nhưng những đề xuất mà phía liên minh đưa ra quá hấp dẫn. Và Hồng Tuyến không thể chối từ. Hansa rõ ràng có nhiều lợi thế hơn từ thỏa thuận này, bởi vì giờ đây họ đã gần với Vòng tròn hơn và đã loại đi vật cản cuối cùng dẫn đến sự thịnh vượng của mình.
Bọn họ thống nhất giữ nguyên tình trạng như thế và nghiêm cấm các hành động tuyên truyền và lật đổ chính quyền tại những nơi cư trú của đối thủ trước đây của họ. Mọi người đều cảm thấy thoải mái. Và giờ đây, khi vũ khí và những chính khách trở nên yên lặng, thì đến lượt những nhà tuyên truyền lên tiếng, rằng chính bọn họ đã khéo léo xoay sở để có những cuộc đàm phán ngoại giao như thế, và nhờ đó, đã chiến thắng cuộc chiến này.
Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi hòa bình được thiết lập. Hai bên vẫn quan sát lẫn nhau – Hansa nhận thấy Hồng Tuyến là một đối tác rất có ích về kinh tế và đã từ bỏ ý định công kích của họ: đồng chí Moskvin, tổng thư ký đảng Cộng sản của Hầm ngầm Moscow trong danh hiệu V.I.Lenin, đã chứng tỏ về khả năng xây dựng một chế độ cộng sản trong một tuyến metro riêng biệt. Hận thù cũ bị quên lãng.
Artyom rất nhớ bài học lịch sử đó, khi cậu cố nhớ lại mọi thứ mà cha nuôi mình đã kể.
‘Thật tốt biết bao khi cuộc thảm sát đã kết thúc.’ Pytor Andreevich cảm thán. ‘Không thể đi đâu gần Vòng tròn trong một năm rưỡi: rào chắn ở khắp nơi và bọn họ kiểm tra giấy tờ của cậu hàng trăm lần. Trước đây tôi đã gặp nhiều vấn đề ở đó và không có cách nào vượt qua được ngoại trừ cách băng qua Hansa. Và họ chặn tôi lại ngay khi tôi ở nhà ga Prospect Mir. Họ yêu cầu tôi đứng dựng vào tường.’
‘Rồi sao nữa?’ Anh chưa bao giờ kể với chúng tôi chuyện này, Pyotr… Rồi mọi chuyện được giải quyết sao? Andrey tỏ vẻ thích thú.
Artyom cảm thấy hơi chưng hửng vì ‘ánh sáng người kể chuyện’ của cậu bị vuột mất khỏi tầm tay. Nhưng câu chuyện này hứa hẹn sẽ thú vị nên cậu cũng không lấy làm phiền lòng vì sự chen ngang này.
‘Ờ thì… mọi chuyện cũng đơn giản thôi. Họ bắt tôi vì cho rằng tôi là gián điệp của Hồng Tuyến. Lúc đó tôi băng qua đường hầm ở nhà ga Prospect Mir, ở trên tuyến của chúng ta. Và Prospect cũng dưới quyền của Hansa. Nó là một sự sáp nhập, có thể nói như vậy. Mọi thứ vẫn chưa có gì gọi là quản lý nghiêm ngặt ở đó – họ có chợ, một nơi trao đổi buôn bán. Mọi người biết đấy, cũng như ở bất cứ nơi nào của Hansa: những nhà ga nằm trên Vòng tròn được xem như lãnh thổ của họ. Và những tuyến đường đi ra từ những nhà ga thuộc Vòng tròn được gọi là các tia – bọn họ đặt những trạm kiểm soát mua bán và kiểm soát hộ chiếu ở đó…’
“Thôi nào, ai chẳng biết điều đó, anh đang giảng cái gì cho chúng tôi vậy… Thay vào đó kể chúng tôi nghe anh đã gặp chuyện gì ở đó đi!’ Andrey cắt lời.
‘Những trạm kiểm soát hộ chiếu,’ Pytor Andreevich nhấn mạnh từng từ và nhíu mày lại. ‘Ở những trạm tia từ Vòng tròn, họ có chợ, quầy hàng tạp hóa… Người bên ngoài được cho phép tới đây. Nhưng anh không được tự ý băng qua đường biên Vòng tròn để ra ngoài – không bao giờ được phép. Khi tôi đến Prospect Mir, tôi đang mang theo nửa ký trà… Tôi cần một một vài viên đạn cho khẩu trúng trường của mình. Tôi đã nghĩ về một cuộc trao đổi. Nhưng hóa ra chúng ở trong tình trạng thiết quân luật. Bọn họ không cho phép trao đổi buôn bán những thứ liên quan đến quân sự. Tôi hỏi người này người kia – tất cả đều lảng tránh và tránh xa tôi. Chỉ có một người thì thầm vào tai tôi rằng: ‘đạn dược gì hả, thằng ngu này… Biến khỏi chỗ này, nhanh lên – có lẽ bọn chúng đã có thông tin về cậu rồi đó’. Tôi cảm ơn anh ta và lặng lẽ trở lại đường hầm. Và ngay ở lối ra, một kẻ tuần tra chặn tôi lại, hắn huýt sáo và có một nhóm khác chạy về phía chúng tôi. Họ yêu cầu giấy tờ của tôi. Tôi đưa họ xem hộ chiếu cùng với con dấu của nhà ga chúng ta. Họ xem nó một cách cẩn trọng và hỏi “Thế giấy thông hành của anh đâu?” Tôi ngạc nhiên trả lời, “Giấy thông hành gì?”. Hóa ra để vào nhà ga, anh phải có một giấy thông hành: gần lối ra đường hầm có một cái bàn nhỏ và họ có một văn phòng ở đó. Họ kiểm tra thông tin cá nhân và cấp một giấy thông hành nếu cần thiết. Bọn họ bận rộn với các vấn đề về giấy tờ, rồi mấy con chuột cống…
‘Làm thế nào tôi đến cái bàn đó được, tôi chẳng biết gì cả… Tại sao không đặt những chốt chặn để cản tôi? Và lúc đó tôi là người phải đi giải thích cho mấy tên tuần tra. Vì thế một tên trông vạm vỡ đứng đó với cái đầu nhẵn tóc và trang phục ngụy trang la lớn, ‘Hắn lẻn qua chỗ này! Hắn rón rén đi qua chỗ này!” Tên tuần tra tiếp tục lật hộ chiếu của tôi và nhìn thấy con dấu nhà ga Sokol ở đó. Tôi đã sống ở đó trước đây, ở Sokol… Hắn nhìn thấy con dấu đó và mắt hắn long sần sật. Như một con bò tót nhìn thấy màu đỏ. Hắn giật mạnh khẩu súng từ vai và hét lên “Giơ hai tay lên đầu, tên cặn bã!” Kết quả huấn luyện của hắn ngay lập tức được thi triển. Hắn tóm lấy cổ tôi và kéo tôi đi băng qua toàn bộ nhà ga, đến điểm thông quan ở chỗ giao nhau, gặp giám sát của hắn. Và hắn đe dọa, “Mày chờ ở đây, tất cả những gì tao cần là sự cho phép từ chỉ huy – và mày sẽ dựa vào tường, tên gián điệp.” Tôi cảm thấy lo lắng. Vì thế tôi cố gắng tự cứu lấy mình, tôi nói “Tôi là kiểu gián điệp gì chứ? Tôi là người kinh doanh! Tôi chỉ mang một ít trà từ VDNKh.” Và hắn trả lời rằng hắn sẽ nhét mớ trà đó đầy miệng tôi và sau đó tọng họng súng của hắn vào. Tôi có thể thấy rằng tôi không giỏi thuyết phục cho lắm và nếu sự xấc láo của hắn được cho phép, hắn sẽ dẫn tôi đến chỗ mốc hai trăm mét, tôi sẽ đối mặt với những họng súng và tất cả bọn chúng sẽ bắn tôi, theo luật lệ của chiến tranh. Tôi nghĩ điều đó hóa ra cũng không quá tệ… Chúng tôi đến điểm thông quan, và tên cơ bắp đó đến thảo luận về nơi hoàn hảo nhất để bắn tôi. Tôi nhìn chăm chú vào chỉ hủy của hắn, và lúc đó tôi cảm thấy như mọi gánh nặng trên vai tôi đều biến mất: đó là Pashka Fedotov, bạn đồng môn trước đây của tôi – chúng tôi vẫn tiếp tục là bạn bè dù không còn đi học và rồi đã mất liên lạc với nhau…’
“Đụ má may vãi! Anh làm tôi sợ chết khiếp! Tôi đã nghĩ là anh toi đời rồi, bọn chúng đã giết anh,’ Andrey nói giọng chua ngoa, và mấy người ngồi tụ tập quanh đống lửa ở mốc bốn và năm mét ré lên cười.
Ngay cả chính Pyotr Andreevich dù trước đó có liếc nhìn Andrey bằng đôi mắt ‘hình viên đạn’ cũng không thể kìm lòng mà mỉm cười. Tiếng cười vang vọng khắp đường hầm, và rồi những thanh âm đó sản sinh ra một thứ thanh vang méo mó, tiếng rít rợn người, đâu đó ở tận sâu trong đường hầm, một thứ thanh âm vô cùng lạ lẫm… Và mọi người dần dần im lặng khi nghe thấy nó.
Từ những đoạn sâu của đường hầm, xuất hiện ở phía Bắc, thứ âm thanh khó hiểu đó đang ngày càng rõ ràng: đó là những tiếng lạo xạo và tiếng bước chân rất nhịp nhàng.
Andrey, dĩ nhiên là người nghe thấy đầu tiên. Anh ngay lập tức im lặng và vẫy tay ra hiệu cho những người khác làm theo, anh nhặt lấy khẩu súng đang nằm dưới đất và đứng dậy ngay chỗ mình đang ngồi.
Từ từ rời khỏi vùng an toàn và lên đạn, lưng dựa vào tường, anh chậm rãi di chuyển từ đống lửa vào bên trong đường hầm. Artyom cũng đứng dậy – cậu tò mò muốn nhìn thấy thứ mà cậu đã bỏ lỡ lúc nãy nhưng Andrey quay lại và cau mày giận dữ. Anh ấy dừng lại trước bóng tối, đặt súng lên vai và nằm dài xuống, hét lớn, ‘Chiếu đèn!’
Một trong những đồng đội của anh, đang phụ trách một cái đèn pin có công suất chiếu sáng cực lớn, được làm từ những bóng đèn phía trước của một chiếc xe hơi cũ, bật nó lên và một tia sáng phát ra, xé toạc màn đêm. Trong ánh sáng đó, một cái bóng có lớp lông bù xù xuất hiện ở mặt đất trong vài giây. Nó nhỏ nhắn, một thứ gì đó không đáng sợ mấy, và thứ đó đang vội vã chạy ngược về hướng Bắc.
Artyom không thể kìm lòng mà hét lớn:
‘Bắn đi! Nó đang bỏ chạy kìa!’
Nhưng vì một vài lý do mà Andrey không bắn. Pyotr Andreevich cũng đứng dậy, giữ khẩu súng máy ở tư thế sẵn sàng và hét:
‘Andryukha! Cậu vẫn còn sống chứ?’
Những người đang ngồi chỗ đống lửa xôn xao lo lắng, khi nghe Andrey khóa nòng súng lại. Cuối cùng Andrey cũng xuất hiện trong ánh sáng của đèn pin, phủi bụi khỏi tấm áo khoác.
‘Vâng, tôi còn sống, còn sống đây! Anh cười lớn.
‘Sao anh lại cười như thế?’ Pyotr Andreevich hỏi với vẻ nghi ngờ.
‘Nó có ba chân. Và hai đầu. Lũ đột biến! Tụi Dark One ở đây! Chúng sẽ cắt cổ chúng ta! Bắn hoặc chúng sẽ chạy thoát! Chắc hẳn là số lượng chúng rất nhiều! Hẳn là rất nhiều!’ Andrey tiếp tục cười ha hả.
‘Sao anh không bắn? Được rồi, cậu bé này không làm vì cậu ta còn trẻ, không hiểu chuyện. Nhưng tại sao anh cứ làm mọi thứ rối tung lên? Anh chẳng phải người mới làm chuyện này. Anh biết chuyện gì đã xảy ra ở Polezhaevskaya đúng không?’ Pyotr Andreevich chất vấn một cách giận dữ khi Andrey quay trở lại bên đống lửa.
‘Vâng tôi đã nghe về Polezhaevskaya hàng tá lần! Andrey trả lời. – ‘Nó là một con chó! Một con chó con… Nó đã hai lần cố đến gần đống lửa, chạy về sức nóng và ánh sáng. Và cậu gần như đã giết và giờ cậu đang chất vấn sao tôi lại quá thận trọng hả. Mấy tên dọn xác động vật1 này!’
‘Sao mà tôi biết đó là con chó chứ?’ Artyom bào chữa. ‘Âm thanh đó… Và rồi cách đây một tuần chúng ta đang nói về việc nhìn thấy lũ chuột cống có kích cỡ bằng con lợn nữa.’
‘Trí tưởng tượng của cậu phong phú quá đấy! Chờ một lát để tôi đem con chuột cống ra cho cậu xem!’ Andrey vừa đáp lời vừa đưa khẩu súng máy lên vai, bước vào bóng tối.
Một phút sau, họ nghe thấy tiếng huýt sáo phát ra từ trong bóng tối. Và một giọng nói cất lên, ngọt ngào và trìu mến.
‘Đến đây, đến đây nào anh bạn nhỏ, đừng sợ!’
Anh mất khá lâu để thuyết phục nó, khoảng mười phút, gọi và huýt sáo và cuối cùng sinh vật của cậu ta xuất hiện trong vùng sáng mờ mờ.
Cậu quay trở lại đống lửa và nở nụ cười đắc thắng khi mở vạt áo khoác ra. Một con chó con nhảy xuống mặt đấy, run rẩy, trông đáng thương, mình mẩy ướt lem và bẩn thỉu, bộ lông của nó có màu không rõ ràng lắm, đôi tai nhọn cùng đôi mắt đen láy ánh lên vẻ sợ hãi.
Ở dưới đất, nó nhanh chóng tìm cách bỏ chạy nhưng tay của Andrey đã tóm chặt nó và giữ nó tại chỗ. Xoa đầu nó, anh cởi áo khoát ra và trùm lên con chó nhỏ.
‘Con chó con này cần được làm ấm,’ anh giải thích.
‘Thôi nào, Andrey, nó là một con vật dơ bẩn!’ Pyotr Andreech cố gắng làm cho Andrey hiểu vấn đề. ‘Và nó thậm chí còn mang theo những sinh vật ký sinh. Tóm lại là anh có thể đã nhặt một con bị nhiễm bệnh và nó đã lây lan cho khắp các nhà ga ở đây…’
‘Được rồi, Pyotr, đủ rồi, đừng than vãn nữa. Nhìn nó đi!’ Và cậu kéo vạt áo khoác ra để cho Pyotr nhìn thấy cái mõm của con chó vẫn đang run rẩy vì lạnh và sợ hãi. ‘Nhìn mắt nó đi – đôi mắt thì không bao giờ nói dối!’
Pyotr Andreech nhìn chăm chú một cách ngờ vực vào con chó. Đôi mắt nó trong sợ hãi nhưng hoàn toàn chân thật. Pyotr Andreevich thấy nhẹ nhõm một chút.
‘Được rồi… ‘anh bạn yêu thiên nhiên và muôn thú’… Chờ chút, tôi sẽ tìm thứ gì đó cho nó nhai,’ anh lầm bầm và bắt đầu lục tìm trong cái balo lớn của mình.
‘Thấy chưa, thấy chưa. Anh chẳng bao giờ biết được đâu, có lẽ con chó này sẽ có ích khi nó lớn – chẳng hạn thành một con giống Shepherd Đức thì sao.’ Andrey nói và di chuyển cái áo khoác đang trùm con chó gần hơn tới đống lửa.
‘Nhưng con chó này đến đây từ đâu? Không có ai ở phía đó. Chỉ có lũ Dark One. Hay lũ Dark One giữ mấy con chó? Một người trong nhóm của Andrey lên tiếng, một người đàn ông mảnh khảnh, đầu tóc rối bù đã không nói gì giờ buộc miệng hỏi khi anh ta nhìn một cách hoài nghi vào con chó đang lơ mơ ngủ bên cạnh đống lửa ấm áp.
‘Anh thắc mắc đúng đấy, Kirill,’ Andrey nghiêm túc trả lời. ‘Nhưng theo tôi biết thì lũ Dark One không giữ mấy con thú nuôi.’
‘Vậy chúng sống bằng cách này? Chúng ăn gì? Một người khác lên tiếng, gãi cái cằm chưa cạo râu bằng đèn pin khiến nó phát ra những tiếng kêu tĩnh điện loẹt xoẹt.
Anh ta cao và hiển nhiên là dạn dày kinh nghiệm chiến đấu, với bờ vai rộng và săn chắc, đầu nhẵn bóng. Anh ta mặc áo khoát lông dài được may khá đẹp mắt, một trang phục khá hiếm thấy trong những ngày này.
‘Chúng ăn gì à? Họ nói chúng ta mọi thứ. Chúng ăn xác thối. Ăn chuột cống. Ăn con người. Chúng không phải kiểu kén chọn, cậu biết đấy,’ Andrey trả lời, làm một khuôn mặt trông méo mó.
‘Lũ ăn thịt người?’ một người đàn ông trọc đầu hỏi, không hề tỏ ra ngạc nhiên – và nghe như anh ta đã từng chạm trán với lũ ăn thịt người trước đây.
‘Lũ ăn thịt người.. Chúng thậm chí không phải là con người. Chúng bất tử. Ai mà biết chúng là giống gì! May là chúng không có vũ khí, vì thế chúng ta có thể đẩy lui được chúng. À có lần. Pyotr! Nhớ cách đây sáu tháng chúng ta đã xoay sở bắt được một con không?’
‘Nhớ chứ,’ Pyotr Andreevich nói lớn. ‘Anh ta ở trong nhà giam chúng tôi trong hai tuần, không uống nước, không đụng vào đồ ăn và sau đó chết.’
‘Anh không thẩm vấn anh ta sao? Người đàn ông hỏi.
‘Anh ta không hiểu chúng tôi nói gì, bằng ngôn ngữ của chúng ta. Chúng tôi nói tiếng Nga, và anh ta cứ im lặng. Im lặng mãi. Như miệng anh ta đang ngậm đầy nước ấy. Họ cũng đánh anh ta nhưng anh ta chẳng nói gì. Và rồi họ cho anh ta ăn, anh ta cũng chẳng nói gì. Mỗi lần như thế anh ta chỉ hú lên, trong một lúc. Anh ta hú rất to trước khi anh ta chết và cả nhà ga đều tình dậy…’
‘Thế con này đến đây bằng cách nào?’ Kirill nhắc lại thắc mắc hồi nãy.
‘Ai mà biết chứ… Có thể nó chạy khỏi chúng. Có thể chúng muốn ăn thịt nó. Khoảng hai km để tới được đây. Một con chó không thể chạy tới đây từ đó sao? Có thể nó thuộc về ai đó. Một cai đó đến từ hướng Bắc và đã bị lũ Dark One giết chết. Và con chó nhỏ đã tìm cách trốn thoát. Chẳng quan trọng nó tới đây bằng cách nào. Nhìn cô nàng đi. Trông nó có giống quái vật không? Hay một con thú đột biến? Không, cô bé chỉ là một chú chó nhỏ, chẳng có gì đặc biệt. Và cô bé chỉ xuất hiện với những gì – mà cô bé thân quen. Tại sao nó lại cố gắng tới ba lần để tới gần đống lửa chứ?
Kirill im lặng, đăm chiêu suy nghĩ. Pyotr Andreevich đổ nước đầy ấm từ cái bình, và hỏi: ‘Ai muốn thêm trà không? Hãy uống một ly cuối và chúng ta sẽ thấy dễ chịu nhanh thôi.’
‘Trà – được đấy! Cho tôi một ít,’ Andrey trả lời. Những người khác cũng đồng tình với ý kiến đó.
Cái ấm sôi. Pyotr Andreevich rót vào ly những người muốn uống tiếp và đưa ra một yêu cầu:
‘Mọi người… Đừng nói về lũ Dark One nữa. Lần gần nhất chúng ta ngồi đây như thế này và nói về chúng, chúng đã bò lên. Những người khác kể với tôi rằng chuyện tương tự cũng xảy ra với họ. Có lẽ đó chỉ là một sự ngẫu nhiên. Tôi không phải một kẻ mê tín – nhưng nếu không phải thế thì sao? Sẽ thế nào nếu chúng có thể cảm nhận được điều đó? Ca trực của chúng ta gần hết rồi, tại sao chúng ta cứ tranh cãi trong những phút cuối này chứ?’
‘Vâng, thật sự… Nó không đáng,’ Artyom phụ họa.
‘Thôi đủ rồi, mọi người, đừng chết nhác! Cuối cùng chúng ta cũng sẽ ra đó! Andrey nói, cố gắng động viên Artyom nhưng không thật sự thành công trong việc thuyết phục cậu ấy.
Chỉ là ý nghĩ về lũ Dark One khiến ai nấy cũng đều rùng mình, bao gồm cả Andrey, dù anh ta đang cố giấu nó đi. Anh không sợ bất cứ loại người nào: không phải lũ cướp, không phải lũ ngoài vòng pháp luật tàn bạo, không phải binh lính của Lực lượng Hồng Tuyến. Mà cái thứ bất tử này khiến anh kinh tởm, không hẳn là anh sợ chúng mà chính xác là anh không thể bĩnh tĩnh khi nghĩ về chúng hoặc những mối nguy hiểm khác.
Mọi người đều im lặng. Một sự tĩnh lặng nặng nề, ngột ngạt len lỏi vào nhóm người đang ngồi quanh đống lửa. Những thanh củi gồ ghề kêu lách tách trong lửa và ở phía Bắc, cái âm thanh chết chóc ở tận phía đường hầm yên ắng và sâu hoắm xa xôi kia luôn hiện diện mọi lúc, như thể tuyến metro Moscow này là một đường ống khổng lồ ẩn chứa toàn lũ quái vật chưa được biết đến. Và những âm thanh đó thật sự vô cùng đáng sợ.